Page 251 - Giao trinh- Chăm sóc sức khỏe người lớn 2
P. 251

giãn, băng vải hoặc tự tạo từ khăn, quần áo. Băng tương đối chặt nhưng không

                  quá mức (còn sờ thấy động mạch đập). Bắt đầu băng từ phía vị trí vết cắn đến

                  gốc chi để hạn chế hấp thu độc chất. Dùng nẹp cứng (nẹp, miếng gỗ, que, miếng

                  bìa cứng,...) cố định chân, tay bị cắn.

                  Không băng ép khi rắn lục cắn vì có thể làm nặng thêm tổn thương tại chỗ.

                  - Trường hợp bị rắn hổ phun nọc độc vào mắt: Rửa mắt ngay bằng nước sạch, số

                  lượng lớn. Nhỏ mắt bằng Adrenalin 0,5% để giảm đau và chống viêm, có thể

                  dùng Cloramphenicol 0,4% hoặc Natriclorid 0,9%.

                  - Không áp dụng ga rô, trích, rạch, chọc tại chỗ, hút nọc độc, đốt đắp các loại

                  thuốc y học dân tộc, hoá chất lên vết rắn cắn... vì có thể làm tăng nguy cơ nhiễm

                  trùng, tăng sự hấp thu nọc và dễ chảy máu thêm.

                  1.3.2. Vận chuyển người bệnh đến cơ sở y tế

                  - Vận chuyển người bệnh càng nhanh càng tốt, bằng phương tiện ô tô hoặc xe

                  cấp cứu đến cơ sở y tế có khả năng cấp cứu hồi sức hoặc có huyết thanh kháng

                  nọc rắn đặc hiệu, duy trì băng ép, bất động.

                  - Khi vận chuyển: Theo dõi tình trạng hô hấp, phát hiện liệt hô hấp để xử trí kịp thời:


                  khai thông đường hô hấp (tư thế, hút đờm rãi,…), hô hấp nhân tạo.
                  - Nếu tụt huyết áp, đe dọa sốc do mất máu hoạc phản vẹ, nhân viên y tế đạt ngay
                                                                                 ̂
                                                                      ̆
                                                                                                      ̆
                  một đuờng truyền tĩnh mạch ngoại vi (đạt ở chi khác chi bị cắn) để truyền dịch.
                          ̛
                                                                ̆
                  - Nếu có thể nên mang theo con rắn đã cắn nạn nhân giúp bác sĩ nhận diện được

                  chủng loại rắn, nhưng chú ý không được sờ vào miệng rắn vì có thể vẫn còn nọc

                  độc.

                  1.3.3. Xử trí tại cơ sở y tế

                  1.3.3.1. Điều trị toàn thân

                  - Cho người bệnh thở ôxy, bóp bóng Ambu, đặt nội khí quản, thở máy nếu có

                  liệt cơ hô hấp, suy hô hấp.

                  - Tiêm truyền huyết thanh chống độc (đặc hiệu):

                  Nguyên tắc dùng: Thường truyền tĩnh mạch chậm ít nhất là trong 30 phút, pha

                  loãng (với NaCL 0,9% hoặc glucose 5%); Dùng càng sớm càng tốt khi đã có chỉ

                  định; Chú ý theo dõi và đề phòng sốc phản vệ.



                                                                                                        250
   246   247   248   249   250   251   252   253   254   255   256