Page 250 - Giao trinh- Chăm sóc sức khỏe người lớn 2
P. 250
1.2.2. Xét nghiệm giúp chẩn đoán, đánh giá, theo dõi
- Công thức máu.
- Ure, glucose, creatinin, điện giải, CK, AST, ALT.
- Đông máu cơ bản.
- Xét nghiệm nhanh xác định loại rắn độc: Mẫu bệnh phẩm: dịch tại vết cắn,
máu, nước tiểu.
- Điện tim.
- Xét nghiệm khác tùy theo tình trạng bệnh nhân.
1.3. Hướng xử trí
1.3.1. Xử trí tại chỗ
1.3.1.1. Đối với nạn nhân: bình tĩnh, nhanh chóng làm các việc sau
- Xác định sơ bộ xem đó là rắn lành hay rắn độc cắn: dựa vào vết rắn cắn
- Nếu đúng là rắn độc cắn hoặc không xác định rõ:
+ Cần ngồi yên, hạn chế vận động phần cơ thể bị rắn cắn.
+ Không đi lại nếu bị rắn cắn ở chân.
+ Kêu cứu, gọi cấp cứu.
1.3.1.2. Đối với người cấp cứu:
- Trấn an tinh thần cho người bị nạn
- Nhắc nhở nạn nhân ngồi tại chỗ.
- Rửa vết thương:
+ Rửa sạch vết rắn cắn bằng xà phòng, nước sạch. Nếu có điều kiện thì rửa bằng
nước Javen 1/10 hay thuốc tím 0,1% (để khử độc).
0
+ Sát khuẩn vết thương bằng cồn 70 hoặc thuốc tím 0,1% hoặc oxy già 12 thể
tích hay nước muối 0,9% rồi băng vết thương lại.
- Bất động chi bị cắn bằng nẹp (vì bất kỳ sự vận động nào của chi hoặc co cơ
đều làm tăng sự vận chuyển của nọc độc về tuần hoàn hệ thống). Cởi bỏ đồ
trang sức ở chi bị cắn vì có thể gây chèn ép khi chi sưng nề.
- Băng ép bất động với một số trường hợp rắn hổ cắn (rắn cạp nong, cạp nia, hổ
mang chúa, rắn biển và một số giống rắn hổ mang thường). Băng ép bất động để
làm chậm sự xuất hiện triệu chứng liệt. Lưu ý khi băng ép: Dùng các băng chun
249