Page 176 - Giao trinh- Chăm sóc sức khỏe người lớn 2
P. 176
+ Da: tái, tím, lạnh, người bệnh có đổ mồ hôi dưới chỗ tổn thương không?
+ Hô hấp:
Chấn thương ở C1-C3: ngưng thở, mất khả năng ho sặc
Chấn thương ở C4: ho giảm, thở bằng cơ hoành, thở tăng thông khí.
Chấn thương ở C5-C6: giảm hô hấp, tím tái
+ Tim mạch: chấn thương trên T5 dẫn đến mạch chậm, huyết áp giảm, hạ
huyết áp tư thế, mạch giảm.
+ Tiêu hóa: giảm hay mất nhu động ruột, bụng chướng (tổn thương T5),
táo bón, đại tiện không tự chủ.
+ Tiết niệu: bàng quang căng (tổn thương T1, L2), mất trương lực bàng
quang, người bệnh tiểu tiện không tự chủ.
+ Thần kinh: liệt hoàn toàn hoặc không hoàn toàn.
+ Vận động: mất trương lực cơ (trong tình trạng mềm nhũn), gãy xương
(trong tình trạng liệt co cứng)
+ Cảm giác: mất cảm giác vùng dưới tổn thương, mất cảm giác nông sâu.
6.2. Chẩn đoán chăm sóc
- Nguy cơ sốc liên quan đến vận chuyển không đúng cách
- Đề phòng liệt tủy liên quan đến vận chuyển không đúng cách
- Mất chức năng hô hấp liên quan đến liệt cơ liên sườn, ứ đọng đờm dãi.
- Nguy cơ nhịp tim chậm, hạ huyết áp tư thế liên quan đến mất sự đáp ứng
dây X và hệ giao cảm.
- Nguy cơ giảm nhiệt độ liên quan đến rối loạn co mạch, ra mồ hôi dưới
chỗ tổn thương.
- Nguy cơ thiếu dịch và không duy trì dinh dưỡng liên quan đến không ăn
uống được
- Nguy cơ loét liên quan đến nằm lâu
- Nguy cơ viêm phổi và viêm đường tiết niệu liên quan đến hạn chế vận
động, đặt sonde bàng quang
- Táo bón liên quan đến liệt vận động
175