Page 171 - Giao trinh- Chăm sóc sức khỏe người lớn 2
P. 171
và một lõi ở giữa bằng chất gelatin mềm. Những đĩa gian đốt sống có chức năng
chống rung sóc, và những khớp sụn mà chúng tạo nên góp phần vào tính mềm
dẻo của toàn bộ đốt sống.
- Lỗ gian đốt sống: Có thể nhìn thấy một lỗ khi nhìn vào hai đốt sống nằm
cạnh nhau từ phía bên. Một nửa bờ lỗ do đốt sống ở trên tạo nên và nửa còn lại
do đốt sống ở dưới. Trên suốt chiều dài của cột sống, ở hai bên mỗi cặp đốt sống
đều có hai lỗ gian đốt sống để cho các thần kinh gai, các mạch máu và mạch
bạch huyết đi qua.
- Các dây chằng của cột sống: Những dây chằng này giữ các đốt sống với
nhau và giữ các đĩa gian đốt sống tại cùng vị trí đúng.
- Những cử động của đốt sống: Những cử động của các xương riêng lẻ
của một cột sống rất hạn chế. Tuy nhiên, những cử động của toàn bộ cột sống thì
rất rộng và bao gồm gấp(cong ra trước), duỗi (cong ra sau), gấp sang bên (cong
sang bên). Vùng cổ và vùng thắt lưng có sự vận động nhiều hơn bất kỳ vùng nào
khác.
- Các chức năng của cột sống.
+ Toàn bộ lỗ đốt sống tạo nên ống sống bảo vệ cho tủy gai nằm bên trong.
+ Những cuống của các đốt sống kế cận nhau tạo nên các lỗ gian đốt sống
ở mỗi bên để các thần kinh gai, các mạch máu và mạch bạch huyết đi qua.
+ Đốt sống có thể làm được nhiều cử động.
+ Cột sống chống đỡ cho khối xương đầu mặt.
+ Các đĩa gian đốt sống có tác dụng như những cái đệm chống rung sóc.
+ Cột sống tạo nên trục của thân, đem lại chỗ gắn cho các xương sườn,
đai vai và chi trên, đai hông và chi dưới.
1.2. Nguyên nhân
- Chấn thương trực tiếp: Do tác động mạnh vào phía sau cột sống gây gãy
gai sống, cột sống.
- Chấn thương gián tiếp: sau tai nạn lao động, sinh hoạt, giao thông làm
cột sống bị dồn ép, căng quá mức, gập ra trước hoặc ưỡn ngửa quá mức ra sau.
2. Triệu chứng
170