Page 179 - Giao trinh- Chăm sóc sức khỏe người lớn 2
P. 179
Sau 3 tuần cho người bệnh tập đi lại
- Phòng viêm phổi và viêm đường tiết niệu liên quan đến hạn chế vận
động, đặt sonde bàng quang
+ Thay đổi tư thế người bệnh sau một tuần.
+ Đối với người bệnh bó bột: hướng dẫn người bệnh tập thở sâu, sau khi
tháo bột cho người bệnh tập các động tác cúi ưỡn và ngiêng người.
+ Đối với người bệnh liệt tủy có hồi phục: hướng dẫn người bệnh tập các
động tác gấp duỗi chân trên giường và trợ giúp người bệnh tập đi.
+ Vỗ rung lồng ngực
+ Cho người bệnh uống nhiều nước.
+ Nếu người bệnh có sonde bàng quang: thay đổi sonde bàng quang và túi
chứa nước tiểu định kỳ, vệ sinh bộ phận sinh dục và dùng thuốc kháng sinh theo
y lệnh.
- Giảm nguy cơ bàng quang không giữ được nước tiểu liên quan đến mất
phản xạ, mất sự tự chủ của bàng quang và cơ vòng.
+ Đặt sonde tiều cho người bệnh sau chấn thương, đảm bảo hệ thống dẫn
lưu nước tiểu vô trùng.
+ Duy trì lượng dịch từ 1800 đến 2000ml/24h giúp thuận tiện cho việc tập
bàng quang, tránh tạo sỏi, tránh nhiễm trùng.
+ Theo dõi sát lượng nước tiểu, mầu sắc nước tiểu, kiểm soát tình trạng
nhiễm trùng đường tiết niệu.
- Giảm táo bón liên quan đến liệt vận động
+ Cung cấp cho người bệnh đủ năng lượng, protein và vitamin cần thiết.
Nên bổ sung thức ăn có nhiều chất xơ giúp người bệnh dễ đại tiện.
+ Sử dụng các loại thuốc nhuận tràng, nhưng hạn chế thụt tháo vì sẽ ảnh
hưởng đến sự phục hồi của cơ vòng hậu môn.
- Giảm nguy cơ thêm tổn thương liên quan đến mất cảm giác, liệt sau
chấn thương.
Người điều dưỡng tăng cường giao tiếp với người bệnh. Cho người bệnh
nghe nhạc, ngửi mùi thơm hoặc mùi vị ưa thích, cung cấp sách báo cho người
178