Page 156 - Giao trinh- Chăm sóc sức khỏe người lớn 2
P. 156
+ Vị trí gãy? Gãy kín hay hở? Vết thương sạch hay bẩn? Thời gian sau
chấn thương? đã được sơ cứu hay chưa?
+ Mức độ đau và sưng nề tăng lên hay giảm đi?
+ Có dấu hiệu liệt thần kinh, thiếu máu nuôi dưỡng đoạn chi dưới chỗ gãy
không?
- Cận lâm sàng: Tham khảo kết quảXquang, chụp CT scan
6.2. Chẩn đoán chăm sóc
- Suy giảm chức năng vận động liên quan đến xương gãy và chấn thương
mô mềm
- Đau liên quan đến chèn ép thần kinh
- Đau liên quan đến chèn ép khoang sau gãy xương
- Mất tạm thời chức năng độc lập liên quan đến gãy xương.
- Giảm tưới máu mô liên quan đến phù nề sau chấn thương
- Tổn thương da liên quan đến bất động
6.3. Lập và thực hiện kế hoạch chăm sóc
- Chăm sóc suy giảm chức năng vận động liên quan đến xương gãy và
chấn thương mô mềm.
+ Cố định vững khớp trên và dưới vùng gãy, tránh tổn thương thêm và
đau gia tăng.
+ Đắp đá lạnh để giảm phù nề, làm ngưng máu chảy cho nạn nhân. Điều
dưỡng nâng đỡ chi cao lên bằng cách kê gối giúp máu tĩnh mạch hồi lưu, giảm
sung huyết. Giúp người bệnh duy trì tư thế cơ năng mà không gây đau đớn cho
người bệnh, chêm lót những vùng cố định và trợ giúp người bệnh thay đổi tư thế
2 giờ/ lần
+ Cho người bệnh nghỉ ngơi, giúp người bệnh giảm căng thẳng, giúp phục
hồi cơ thể sau chấn thương, giải thích cho người bệnh ích lợi của sự nghỉ ngơi.
+ Kiểm tra dấu hiệu chèn ép thần kinh, mạch máu mỗi giờ nhất là vùng
gãy xương lớn. Kiểm tra các dấu hiệu tổn thương mô mềm như chảy máu, phù
nề, tình trạng da xung quanh vết thương
- Giảm đau liên quan đến chèn ép thần kinh
155