Page 161 - Giao trinh- Chăm sóc sức khỏe người lớn 2
P. 161
+ Theo dõi các dấu hiệu chảy máu như da-niêm mạc, băng thấm đỏ máu,
máu chảy thành dòng, phụt máu khi tháo băng, dẫn lưu, dấu hiệu sinh tồn.
+ Bất động tốt sau phẫu thuật và tránh thay băng trước 24 giờ sau phẫu
thuật, thực hiện băng ép sau phẫu thuật.
- Giảm nguy cơ biến chứng liên quan đến nằm lâu sau phẫu thuât, đặt
sonde tiểu, quy trình chăm sóc không đảm bảo vô khuẩn.
+ Nguy cơ viêm phổi liên quan đến nằm lâu sau phẫu thuật: Hướng dẫn
người bệnh hít thở sâu, tập thở, tập ngồi dậy. Nghe phổi, theo dõi cơn đau ngực,
khó thở do thuyên tắc phổi sau phẫu thuật liên quan đến cục máu đông và mỡ
trong máu. Theo dõi nhịp thở, nhiệt độ, chăm sóc răng miệng phòng ngừa viêm
đường hô hấp.
+ Nhiễm trùng đường tiết niệu: vệ sinh sạch sẽ bộ phận sinh dục sau khi
tiểu tiện hay đại tiện phòng ngừa nhiễm trùng đường tiêt niệu, hạn chế đặt sonde
tiểu.
+ Tắc mạch liên quan đến bất động, bó bột: theo dõi dấu hiệu chèn ép, kê
cao chi theo toàn bộ chiều dài chi. Tập vận động chi nhẹ nhàng. Theo dõi và so
sánh nhiệt độ vùng da bất động, so sánh cảm giác trên da với chi lành và bắt
mạch chi
+ Vết phẫu thuật: chăm sóc và theo dõi vết phẫu thuật, thay băng khi thấm
dịch, rút dẫn lưu sớm khi hết tác dụng.
- Chăm sóc về dinh dưỡng cho người bệnh sau phẫu thuật.
+ Cho người bệnh ăn ngay khi người bệnh tỉnh.
+ Người bệnh uống nhiều nước, cung cấp đầy đủ vitamin, protid và calci.
Người già cung cấp thức ăn mềm, dễ nhai, nhuận tràng giúp người bệnh đại tiện
dễ dàng vì hạn chế đi lại nếu phẫu thuật chi dưới.
+ Thức ăn hợp vệ sinh tránh nguy cơ tiêu chảy sau phẫu thuật.
+ Khuyến khích người bệnh uống thêm sữa để bổ sung calci.
- Giảm lo sợ vận động đi lại sau phẫu thuật liên quan đến thiếu kiến thức
về chăm sóc, do sợ đau.
160