Page 136 - Giao trinh- Chăm sóc sức khỏe người lớn 2
P. 136
- Cần đánh giá xem có choáng không, cần bắt mạch, đo huyết áp, xem tri giác,
hô hấp.
- Khám xem có gãy các xương lớn ( xương chậu, xương đùi) và có gãy nhiều
xương cùng một lúc để tiên lượng choáng có thể xảy ra và sớm có biện pháp dự
phòng.
- Khám xem có tổn thương phối hợp khác ( sọ não, lồng ngực, bụng , cột sống)
cần phát hiện các triệu chứng cấp cứu ( chèn ép não, xuất huyết nội...) để xử trí
ngay.
5.2.3. Hỏi bệnh
- Giờ bị nạn
- Tuổi người bị nạn, vì mỗi loại tuổi có các gãy phù hợp.
- Cơ chế gãy xương: xem cơ chế gãy xương trực tiếp hay gián tiếp.
- Môi trường bị tai nạn.
- Tình trạng sơ cứu và vận chuyển.
5.2.4. Khám lâm sàng
Nếu chấn thương chi trên, bệnh nhân có thể ngồi, đối với chi dưới nên cho
bệnh nhân nằm trên giường. Cần bộc lộ rộng rãi đoạn chi định khám, khám nhẹ
nhàng tránh đau đớn và di lệch thứ phát 2 đầu sau gãy. Với các nguyên tắc
khám; nhìn, sờ, đo, vận động ta có thể phát hiện các triệu chứng sau:
- Triệu chứng chắc chắn;
+ Biến dạng: thấy thường xuyên ở các gãy thân xương ( trừ các gãy không lệch),
đây là dấu hiệu có giá trị chuẩn đoán rất sớm, là dấu hiệu đầu tiên cần phải tìm
khi nghi gãy xương.
+ Cử động bất thường: ở một đoạn chi, không phải là khớp, nếu có cử động thụ
động gọi là cử động bất thường. Sau chấn thương nếu có một đoạn chi có cử
động bất thường là chắc chắn có gãy xương. Trong thăm khám phải hết sức nhẹ
nhàng thận trọng, có khi phải phong bế thần kinh rồi thăm khám.
+ Tiếng lạo xạo: là dấu hiệu thường do cảm giác xúc giác khi sờ nắn. Thường
vừa sờ vừa cho vận động vùng gãy thì mới thấy rõ triệu chứng này. Việc tìm
135