Page 135 - Giao trinh- Chăm sóc sức khỏe người lớn 2
P. 135
5.1.1. Một số đặc điểm của bong gân
- Vùng khớp hay bị bong gân nhiều nhất: khớp cổ chân, khớp gối.
- Cơ chế bong gân thường mạnh, gián tiếp hay trực tiếp hay phối hợp các
động tác xoay và dạng.
5.1.2. Các dấu hiệu lâm sàng
- Cơ năng: đau tự nhiên theo 4 giai đoạn
+ Đau điếng người khi bị tai nạn
+ Giảm đau vài giờ
+ Đau dội trở lại, âm thầm nhưng nhức nhối.
+ Đau giảm dần cho đến hết hẳn.
- Thực thể:
+ Nhìn khớp xưng to, các chỗ hõm quanh khớp đầy lên
+ Bầm tím khu trú vùng dây chằng bị tổn thương.
+ Sờ thấy nóng so với nhiệt độ bên lành bằng mu đốt 2 ngón tay.
- Sờ nắn: đau chói khi ấn ở một điểm nào trên dây chằng bị tổn thương.
- Vận động: đau chói bên phía dây chằng bị tổn thương khi làm toắc khe khớp
cùng bên.
- Hình ảnh X – quang
+ Bong gân nhẹ X – quang không có gì khác thường
+ Bong gân nặng có hình toác khớp
5.2. Nhận định gãy xương
5.2.1. Nguyên nhân
- Chấn thương là nguyên nhân chủ yếu gây gãy xương. Lực chấn thương có thể
tác động trực tiếp hay gián tiếp.
- Gãy xương bệnh lý: do bệnh lý gây phá cấu trúc xương gây gãy xương hoặc
chỉ cần một lực tác động nhẹ cũng gây gãy xương.
- Gãy xương do mỏi: thường xảy ra ở các vận động viên điền kinh chạy
marathon gây gãy.
5.2.2. Nhận định khi người bệnh gặp nạn
134