Page 139 - Giao trinh- Chăm sóc sức khỏe người lớn 2
P. 139

Kháng nguyên là các tác nhân gây bệnh xâm nhập vào cơ thể gây khởi phát

                  một chuỗi các phản ứng miễn dịch, trong đó các tế bào lympho T đóng vai trò

                  then chốt và giải phóng ra các cytokin.

                      Vai trò của các cytokin này là tác động lên các tế bào khác chủ yếu: lympho

                  B, đại thực bào và tế bào nội mô mạch máu màng hoạt dịch.

                      Hậu  quả  của  các  quá  trình  này  hình  thành  màng  máu  màng  hoạt  dịch

                  (pannus), các pannus tăng sinh và phì đại xâm lấn sâu vào đầu xương dưới sụ

                  gây nên các tổn thương bào mòn xương, hủy khớp dẫn đến tình trạng dính và

                  biến dạng khớp.

                      Các yếu tố thuận lợi: nhiễm khuẩn (Epstein – Barr virus, Mycoplasma,...); cơ

                  địa (cơ thể suy yếu, chấn thương,..); tuổi, giới (nữ, trên 40 tuổi); tính chất gia

                  đình,...

                  2.  Triệu chứng

                      2.1. Triệu chứng lâm sàng

                      Bệnh diễn biến mạn tính với các đợt cấp tính. Trong các đợt cấp tính thường

                  sung đau nhiều khớp, kèm theo sốt và có thể có các biểu hiện nội tạng.


                      2.1.1. Triệu chứng tại khớp
                      Vị  trí  khớp  tổn  thương  thường  gặp  nhất:  khớp  ngón  gần, bàn  tay, cổ  tay,


                  khuỷu, gối, cổ chân, bàn ngón chân, đối xứng hai bên. Giai đoạn muộn, thường
                  tổn thương các khớp vai, háng, có thể tổn thương cột sống cổ, gây những biến


                  chứng về thần kinh (có thể liệt tứ chi).
                      Tính chất khớp tổn thương: trong đợt tiến triển, các khớp sưng, đau, nóng, ít


                  khi đỏ; đau kiểu viêm; các khớp ngón gần ở tay thường có dạng hình thoi; dấu

                  hiệu cứng khớp vào buổi sáng, thời gian ngắn hay dài tùy thuộc theo mức độ

                  viêm, có thể kéo dài hàng giờ.

                      2.1.2. Triệu chứng ngoài khớp và toàn thân

                      Hạt dạng thấp (hạt thấp dưới da): vị trí xuất hiện thường trên xương trụ gần

                  khớp khuỷu, trên xương chày gần khớp gối, quanh các khớp nhỏ bàn tay; có thể

                  có một hoặc nhiều hạt; tính chất hạt chắc, không đau, không di động và không

                  bao giờ vỡ.



                                                                                                        138
   134   135   136   137   138   139   140   141   142   143   144