Page 251 - Giáo trình môn học vi sinh vật học
P. 251
Theo dõi ở nhiệt độ 37 C từ 24 - 48 giờ. Trong trường hợp nghi ngờ, có thể theo dõi lâu
hơn để quan sát các tính chất của vi khuẩn trên các môi trường nuôi cấy.
5.4. Tiêm truyền súc vật
Trộn bệnh phẩm vào nước muối sinh lý (khoảng 1 ml), đun nóng 100C trong 3
phút, để nguội, tiêm vào bắp thịt của chuột lang. Theo dõi chuột lang, khi chuột bị bệnh,
nơi tiêm bị viêm và có hiện tượng sinh hơi hoặc chuột bị nhiễm khuẩn huyết.
6. Nguyên tắc phòng bệnh
- Nguyên tắc phòng bệnh không đặc hiệu: Xử lý vết thương bằng ngoại khoa như
cắt lọc và rửa vết thương thật sạch.
- Nguyên tắc phòng bệnh đặc hiệu: Kháng độc tố giữ vai trò rất quan trọng trong
phòng bệnh, nhất là các vết thương dập nát nhiều.
7. Nguyên tắc điều trị
Ngoài việc xử lý vết thương bằng ngoại khoa, có thể dùng kháng độc tố để điều
trị. Thường tiêm huyết thanh nhỏ giọt tĩnh mạch từ 18.000 đến 20.000 đơn vị kháng độc
tố. Để diệt mầm bệnh, cần dùng kháng sinh.
CÂU HỎI LƢỢNG GIÁ
1. Trình bày các đặc điểm chung của Clostridia gây bệnh?
2. Trình bày tiêu chuẩn xác định vi khuẩn uốn ván, hoại thư, và ngộ độc thịt?
3. Giải thích các cơ chế gây bệnh của các vi khuẩn: Uốn ván, hoại thư, và ngộ độc
thịt?
4. Trình bày nguyên tắc phòng và điều trị các bệnh do Clostridia gây ra?
251