Page 250 - Giáo trình môn học vi sinh vật học
P. 250
C. novyi lên enzym và sinh hơi các loại đường glucose, galactose, lactose,
levulose. Hoá lỏng gelatin chậm, không sinh indol, H S và urease.
2
Độc tố của C. novyi là một phức hợp gồm nhiều yếu tố: gây chết, hoại tử, tan máu,
đông huyết tương.... Cũng giống như các vi khuẩn đã nêu ở trên, dưới tác dụng của sức
nóng và formol, độc tố của C. novyi có thể trở thành giải độc tố.
4. Hình ảnh lâm sàng
Bệnh hoại thư sinh hơi là một bệnh không lây. Trong cơ chế gây bệnh của hoại thư
sinh hơi, phải có một số điều kiện nhất định như nơi có vết thương dập nát, nhiều ngõ
ngách, tình trạng chống đỡ của cơ thể kém.
- Triệu chứng đầu tiên là đau. Đau tăng nhanh và làm cho người bệnh khó chịu, da
bị căng, bệnh nhân có cảm giác là da càng ngày càng bị thắt chặt.
- Da nơi tổn thương có thể trắng, có khi lại đỏ hoặc tái xám hoặc xanh; trông da ở
vết thương như màu da chết. Sờ lên da có tiếng kêu lạo sạo do có hiện tượng sinh hơi.
Chất tiết từ vết thương là những giọt mỡ và tổ chức bị chết, đôi khi có bọt hơi. Toàn thân
có dấu hiệu nhiễm độc.
5. Chẩn đoán vi sinh
Chẩn đoán bệnh hoại thư sinh hơi chủ yếu dựa vào lâm sàng, nhưng trong một số
trường hợp cần thiết, có thể chẩn đoán vi sinh vật để khẳng định chính xác căn nguyên.
5.1. Bệnh phẩm
Bệnh phẩm có thể là chất tiết ở vết thương, mủ, tổ chức hoại tử hoặc máu trong
trường hợp nhiễm khuẩn huyết, nước tiểu trong viêm gan - thận hoặc phân trong trường
hợp nhiễm độc thức ăn.
5.2. Nhuộm, soi trực tiếp
Có thể nhuộm Gram hoặc nhuộm xanh methylen; Soi kính thấy các trực khuẩn
ngắn, bắt màu Gram dương, có vỏ, hai đầu bằng giống như bị cắt.
5.3. Nuôi cấy
Bệnh phẩm được cho vào một ít nước muối sinh lý vô khuẩn, một phần cấy vào
môi trường V.F hoặc môi trường V.L glucose 0,2%, phần còn lại cấy vào môi trường
Rosenow. Đối với trực khuẩn C. perfringens thường cấy vào môi trường Wilson-Blair.
250