Page 248 - Giáo trình môn học vi sinh vật học
P. 248

CÁC VI KHUẨN GÂY HOẠI THƢ SINH HƠI



                       Đây là nhóm vi khuẩn kỵ khí, sinh nha bào, giống nhau về mặt hình thể và tính

               chất gây ra nhiễm khuẩn và nhiễm độc ở các vết thương. Thương tổn chủ yếu gây ra cho

               các tổ chức và tiến triển rất dữ dội. Nhóm vi khuẩn này còn có thể gây ra viêm ruột thừa,

               viêm gan mật, viêm ruột, viêm màng bụng, viêm do chấn thương ở não tuỷ, do sảy thai
               và nhiễm độc thức ăn.

                       Trong số các vi khuẩn gây hoại thư sinh hơi, có ba loài thường hay phối hợp với

               nhau gây thối rữa tổ chức và gây sinh hơi là C. perfringens, C. septicum và C. novyi.

                1. Clostridium perfringens

                1.1. Hình thể

                       Trực khuẩn thẳng, ngắn, dài từ 3 - 4 m, rộng từ 1 - 1,5 m; hai đầu tròn, có vỏ,

               không có lông và không di động, bắt màu Gram dương.
               1.2. Nuôi cấy

                       Vi khuẩn kỵ khí tuyệt đối. Phát triển dễ dàng trên các môi trường nuôi cấy thông

               thường. Nhiệt độ thích hợp và 37C, pH 7,6.

                       Trên thạch Veillon, khuẩn lạc hình hạt đậu. Trong canh thang gan cục, vi khuẩn

               phát triển làm đục đều. Trong môi trường có gelatin, làm lỏng gelatin chậm. Trên các môi
               trường có đường glucose, lactose, sucrose hoặc maltose, vi khuẩn chuyển hoá nhanh và

               có sinh hơi.

               1.3. Độc tố

                       C. perfringens có 6 týp độc tố, đánh dấu bằng các chữ cái A, B, C, D, E, F. Trong

               số này, chỉ có týp A gây bệnh cho người, còn các týp khác thì gây bệnh cho động vật.
               Độc tố A không phải là một chất đơn thuần mà bao gồm nhiều phân hoá tố khác nhau,

               đáng chú ý nhất là các phân hoá tố sau đây:

                       -  toxin: là phân hoá tố kiểu lecithinase, chúng phân giải lecithin; gây tan hồng

               cầu, hoại tử các tổ chức phần mềm.






                                                            248
   243   244   245   246   247   248   249   250   251   252   253