Page 246 - Giáo trình môn học vi sinh vật học
P. 246
2. Miễn dịch
Trong bệnh ngộ độc thịt, miễn dịch dịch thể không bền vững, không tồn tại lâu.
3. vai trò gây bệnh, dịch tễ học
3.1. Khả năng gây bệnh
Biểu hiện lâm sàng: bệnh nhân mắc bệnh khi ăn phải thức ăn có nhiễm khuẩn.
Thời kỳ ủ bệnh từ 6 đến 8 giờ, nhưng có khi tới 8 đến 10 ngày. Sau thời kỳ ủ bệnh, bệnh
nhân thấy đau bụng vùng thượng vị, nôn mửa, ỉa chảy (có khi táo bón). Đồng thời có biểu
hiện thần kinh như trông không rõ, nhìn đôi, có khi không nhìn thấy gì, nhận thức về sự
việc không minh bạch, nhức đầu, choáng váng. Ngoài ra có thể gây rối loạn thần kinh cơ:
gây liệt đối xứng hoặc không. Trong giai đoạn cuối của bệnh, nếu không được điều trị kịp
thời, bệnh nhân khó thở, thở nhanh nông và cuối cùng chết do ngạt thở. Một số trường
hợp bệnh nhân vẫn tỉnh táo cho đến lúc chết. Trong những trường hợp nặng, nếu khỏi có
thể để lại di chứng.
3.2. Cơ chế gây bệnh
Bệnh ngộ độc thịt là một loại bệnh nhiễm khuẩn, nhiễm độc. Cơ thể bị bệnh có thể
do ăn phải độc tố có sẵn trong thức ăn hoặc ăn phải độc tố vừa tiết ra ở đường tiêu hoá và
các mô do vi khuẩn mới xâm nhập vào. Khi vào dạ dày, độc tố không bị dịch vị phá huỷ,
độc tố ngấm nhanh vào máu và phân tán khắp cơ thể, vào các tế bào của các mô khác
nhau, trước hết vào tế bào của hệ thần kinh trung ương rồi gây ra những biểu hiện lâm
sàng phát sinh từ hành tuỷ.
3.3. Dịch tễ học
- Trực khuẩn ngộ độc thịt có thể tồn tại trong đất và nhiễm vào thực phẩm nếu quá
trình sản xuất và bảo quản không đảm bảo vệ sinh.
- Tất cả các loài động vật máu nóng đều cảm nhiễm với trực khuẩn ngộ độc thịt
(ngựa là loài cảm nhiễm nhất) và đều có khả năng lây bệnh cho người.
4. Chẩn đoán vi sinh
4.1. Chẩn đoán trực tiếp
- Bệnh phẩm: chất nôn, dịch rửa dạ dày, nếu còn thức ăn mà trước đó bệnh nhân
đã ăn là tốt nhất. Cho bệnh phẩm vào nước muối sinh lý vô khuẩn, ly tâm lấy cặn.
246