Page 245 - Giáo trình môn học vi sinh vật học
P. 245
TRỰC KHUẨN GÂY NGỘ ĐỘC THỊT
(Clostridium botulinum)
1. Đặc điểm sinh học
1.1. Hình thể
Trực khuẩn thẳng, dài từ 4-8 m, rộng từ 0,5 - 0,1 m, hai đầu tròn, không có vỏ,
có lông và di động chậm. Nha bào của trực khuẩn hình trứng.
1.2. Nuôi cấy
Kỵ khí tuyệt đối, nhiệt độ thích hợp từ 24 - 33C với pH là 7,0. Sự phát triển của
trực khuẩn ngộ độc thịt tốt nhất khi có CO . Trong môi trường lỏng, trực khuẩn phát triển
2
mạnh, sinh H S, sinh hơi, có mùi khó chịu; trong thạch sâu, khuẩn lạc nhỏ, thường làm
2
nứt thạch.
1.3. Đặc điểm hoá sinh
Trực khuẩn làm hoá lỏng nhanh gelatin, đông và tiêu sữa chậm. Không sinh indol
nhưng sinh H S, và NH . Lên enzym sinh acid và hơi đối với adonitol, dextrin, galactose,
3
2
glucose, glycerol, lactose, levulose, maltose và salixin, gây tan máu hoàn toàn.
1.4. Khả năng đề kháng
Nha bào có sức đề kháng rất cao, ở nhiệt độ bình thường nó sống được nhiều năm,
o
ở nhiệt độ 110 C trong 10 phút chưa đủ để diệt nó. Nếu sấy ướt 115C trong 4 phút thì
mới diệt được 80% nha bào, 8 phút mới diệt được 95%, phải ở nhiệt độ 120C trong vòng
10 phút mới diệt được hoàn toàn nha bào.
1.5. Độc tố
Trực khuẩn ngộ độc thịt có khả năng sinh độc tố rất mạnh trong thực phẩm và cả
trong môi trường nuôi cấy nhân tạo, khi có khí trường CO thích hợp.
2
Độc tố của trực khuẩn là ngoại độc tố không chịu nhiệt, bản chất là protein. Độc tố
gây bệnh ngộ độc thịt có độc tính rất cao, chỉ cần 0,035 mg độc tố đã đủ giết chết được
một người, nhưng dễ bị mất hoạt tính bởi nhiệt độ 65C trong 5 phút. Tuy vậy độc tố của
trực khuẩn ngộ độc thịt không bị phá huỷ bởi enzym tiêu hoá.
245