Page 243 - Giáo trình môn học vi sinh vật học
P. 243

3.2. Cơ chế gây bệnh

                       Trực khuẩn uốn ván không xâm nhập tổ chức mà nó sống ở trong vết thương, tại

               đó trực khuẩn uốn ván sinh ra ngoại độc tố. Độc tố uốn ván vào trong cơ thể bằng nhiều

               đường khác nhau như: đường máu, bạch huyết, thần kinh, nước não tuỷ... Trong cơ thể
               chỉ có tổ chức não tuỷ và cơ tim là có khả năng cố định được độc tố uốn ván.

               3.3. Dịch tễ học

                       Bệnh uốn ván là một bệnh nhiễm độc độc tố, thường căn nguyên là trực khuẩn uốn

               ván hoặc nha bào uốn ván từ đất hoặc từ bụi than xâm nhập vào cơ thể người và động vật.

                       Đa số các động vật, đặc biệt là ngựa, cừu, bò, lợn ngay cả chó, mèo, thỏ, chuột
               lang... có thể có vi khuẩn uốn ván ký sinh trong ruột của chúng. Chính vì vậy, trực khuẩn

               uốn ván có khả năng lây lan ở môi trường bên ngoài; từ môi trường bên ngoài, chúng vào

               cơ thể con người chủ yếu qua các vết thương, đặc biệt là vết thương sâu, kín.

               4. Chẩn đoán vi sinh

                       Nói chung để chẩn đoán bệnh uốn ván, người ta dựa chủ yếu vào các triệu chứng
               lâm sàng. Nhuộm bệnh phẩm để xác định hình thể vi khuẩn dưới kính hiển vi rất ít có giá

               trị.

                       Bệnh phẩm: thường là mủ, chất xuất tiết của vết thương, đôi khi có thể lấy các

               mẫu tổ chức bị dập nát.

                       Nuôi cấy: bệnh phẩm được nuôi cấy vào môi trường canh thang V.F (Viande -
                                                                                               o
               Foie) hoặc canh thang gan cục - glucose hoặc môi trường Rosenow, ủ ấm 37 C trong
               vòng 4 - 5 ngày; quan sát khuẩn lạc, nhuộm khuẩn lạc bằng phương pháp nhuộm Gram

               để xác định hình thể dưới kính hiển vi quang học.

                       Tiêm súc vật thí nghiệm: động vật thí nghiệm tốt nhất là chuột lang hoặc chuột

               nhắt trắng. Thực nghiệm được tiến hành như sau: nghiền bệnh phẩm cho nát, cho vào 1
               ml canh thang vô khuẩn, lắc đều, ly tâm, lấy 0,25 ml dịch nổi ly tâm tiêm vào dưới da.

               Trong trường hợp dương tính, sau 48 giờ sẽ xuất hiện hiện tượng uốn ván điển hình: co

               cứng các cơ; sau 48 giờ thí nghiệm, con vật bị chết.

               5. Nguyên tắc phòng bệnh




                                                            243
   238   239   240   241   242   243   244   245   246   247   248