Page 241 - Giáo trình môn học vi sinh vật học
P. 241

1.3. Đặc điểm hoá sinh

                       Trực khuẩn uốn ván làm lỏng gelatin chậm, không làm đông sữa, không phân giải

               protein,  sinh  indol,  lên  enzym  yếu  các  loại  đường:  arabinose,  galactose,  lactose  và

               sucrose. Trong môi trường canh thang glucose, trực khuẩn uốn ván sinh ra axeton. Nó
               không chuyển hoá nitrat thành nitrit, nhưng có khả năng gây nên tan máu.

               1.4. Khả năng đề kháng

                       Trực khuẩn uốn ván có thể chết ở nhiệt độ 56C nhưng ở thể nha bào thì sự tồn tại

                                       o
               của nó ở nhiệt độ 120 C trong vòng 30 phút mới chết. Nha bào có thể tồn tại trong rất
               nhiều năm ở môi trường bên ngoài.
               1.5. Độc tố

                       Độc tố của trực khuẩn uốn ván là một ngoại độc tố, bản chất là protein, có trọng

               lượng phân tử vào khoảng 68.000 dalton, bao gồm một số lượng lớn acid amin. Độc tố

               uốn ván có hai loại: độc tố của trực khuẩn uốn ván bắt màu Gram và độc tố của những

               trực khuẩn uốn ván không bắt màu Gram. Độc tố của những trực khuẩn uốn ván bắt màu
               Gram có độc tính rất cao. Độc tố này gồm hai phần:

                       - Tetanolysin: tác dụng làm tan hồng cầu của thỏ, người và ngựa, gây hoại tử ít.

               Độc tố này có vai trò rất phụ trong gây bệnh.

                       - Tetanospasmin: là độc tố thần kinh. Phần độc tố này gây nên những triệu chứng

               đặc hiệu của bệnh uốn ván. Đây là một độc tố không chịu nhiệt, bị bất hoạt ở nhiệt độ
                  o
               65 C sau 5 phút và bị tiêu huỷ nhanh chóng bởi enzym proteinase, đặc biệt là dịch tiêu
               hoá. Đây là loại độc tố có tính kháng nguyên mạnh, vì vậy có thể dùng để sản xuất vacxin

               phòng bệnh.

               2. Miễn dịch

                        Một người mẹ mang thai được tiêm vacxin uốn ván, sau khi miễn dịch hình thành
               thì truyền được cho thai nhi qua rau thai và sau khi sinh, miễn dịch của người mẹ cũng

               được truyền qua sữa non và sữa.

               3. vai trò gây bệnh, dịch tễ học

               3.1. Khả năng gây bệnh




                                                            241
   236   237   238   239   240   241   242   243   244   245   246