Page 195 - Giáo trình môn học vi sinh vật học
P. 195
Tính chất Màu Nhiệt độ Thời gian Gây bệnh Gây bệnh
khuẩn lạc thích hợp mọc cho cho
0
( C) chuột lang người
Loài
Mycobacterium
M. tuberculosis Vàng 37 30 ngày ++ ++
M. bovis Trắng 37 30 ngày + +
M. avium Hồng 40 10 ngày - +
M. apathogens Trắng 20 2-3 ngày - -
1.4. Sự đề kháng
Trực khuẩn lao thuộc loại có khả năng đề kháng tương đối cao với các yếu tố lý
hóa, so với các vi khuẩn không nha bào khác.
Trong đờm ẩm, chúng có thể sống được một tháng, trong sữa chúng có thể sống
được nhiều tuần. Với kháng sinh và hóa trị liệu, trực khuẩn lao ngày càng kháng lại
streptomycin, ethambutol, INH, rifampicin. Vi khuẩn lao kháng thuốc ban đầu đang là
vấn đề nổi cộm. Việt Nam là nước có tỷ vi khuẩn lao kháng thuốc ban đầu cao thứ 4 trên
thế giới (theo WHO 1997).
2. khả năng gây bệnh
- Trực khuẩn lao thường xâm nhập theo đường thở qua các giọt nước bọt và gây
nên lao phổi (90% tổng số lao). Chúng vẫn có thể xâm nhập vào đường tiêu hóa (qua sữa
bò tươi) và gây nên lao dạ dày, ruột. Lao hạch gặp nhiều thứ 2 sau lao phổi.
- Nhiễm vi khuẩn lao lần đầu gọi là lao sơ nhiễm. Khoảng 90% lao sơ nhiễm sẽ qua
khỏi và để lại miễn dịch với vi khuẩn lao. Từ 5-15% lao sơ nhiễm phát triển thành lao
bệnh, do không được điều trị và khả năng đề kháng suy giảm, hoặc sau khi bị lao sơ
nhiễm một số năm họ bị bệnh lao.
- Từ các cơ quan bị lao ban đầu (phổi, đường ruột...), trực khuẩn lao theo đường
máu và bạch huyết đến tất cả các cơ quan và gây lao ở các bộ phận khác nhau của cơ thể
(lao hạch, lao màng não, lao thận, lao xương...).
195