Page 199 - Giáo trình môn học vi sinh vật học
P. 199
TRỰC KHUẨN PHONG
(Mycobacterium leprae)
Trực khuẩn này được Hansen phát hiện năm 1874 ở Novergia. Bệnh phong trước
đây gặp khắp thế giới, nhưng hiện nay chỉ còn ở vùng nhiệt đới và ôn đới, nơi có điều
kiện sống thấp. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (12/2003), trên toàn cầu có 534.311 bênh
nhân phong đang điều trị đa hoá trị liệu và bệnh nhân mới là 620.672. Đông Nam á là khu
vực có bệnh nhân phong cao nhất.
1. Đặc điểm sinh học
1.1. Hình thể
Trực khuẩn phong có hình dạng như trực khuẩn lao, nhưng mập hơn và kháng cồn
kháng acid ít hơn.
1.2. Nuôi cấy
Trực khuẩn phong chưa nuôi cấy được trên môi trường nhân tạo. Khi tiêm truyền
vào chuột hamster, trực khuẩn phong sinh sản nhanh tại chỗ tiêm. Nhờ vậy người ta có
thể giữ được chủng phong để nghiên cứu.
2. khả năng Gây bệnh
Trực khuẩn phong gây bệnh tự nhiên cho người. Chúng xâm nhập chủ yếu qua
đường da, nhưng có thể đi qua đường niêm mạc.
Nhiễm trùng M. leprae gây ra 2 thể hủi:
Hủi ác tính và hủi củ. Cả hai thể hủi đều gây biến dạng chi, rối loạn cảm giác, tổn
thương xương và dày da.
+ Hủi ác tính là thể bệnh mạn tính và tiến triển, thường gây tử vong cho bệnh
nhân.
Đáp ứng miễn dịch tế bào trong thể hủi này nghèo nàn nên vi khuẩn sinh sản và
phát triển khắp nơi trong cơ thể. Bệnh gây tổn thương da rất nặng, đặc biệt là ở mặt gây
biến dạng mặt “Bộ mặt sư tử”. Mù và biến dạng mũi là hai tổn thương rất hay gặp. Tổn
thương thần kinh đối xứng hai bên.
Test da (-).
199