Page 191 - Giáo trình môn học vi sinh vật học
P. 191
- Nhuộm trực tiếp: Thường nhuộm 2 tiêu bản, 1 xanh methylen kiềm (hoặc Albert
hay Neisser) để xem hạt nhiễm sắc của TKBH. Xanh methylen kiềm là phương pháp
nhuộm đơn giản và kinh tế hơn nhuộm Albert hay Neisser. Một tiêu bản nhuộm Gram để
xem các vi khuẩn khác. Nếu thấy trực khuẩn hình chùy có hạt nhiễm sắc thì rất có ý
nghĩa với chẩn đoán bạch hầu.
Chú ý: Những dấu hiệu để chẩn đoán sớm BH: Người bệnh có biểu hiện nhiễm
trùng, nhiễm độc, có màng giả và nhuộm thấy hình thể TKBH.
Trong 4 đường cấy vi khuẩn, có 2 đường giữa là hai chủng C. diphtheriae có
ngoại độc tố: xuất hiện các đường tủa trắng giữa miếng giấy tẩm SAD (nằm ngang) và
đường cấy vi khuẩn (thẳng đứng)
- Nuôi cấy: thường cấy trên môi trường trứng và Schroer. Trên môi trường trứng
TKBH mọc sau 18 giờ, nhưng không tạo thành khuẩn lạc. Để xác định TKBH người ta
phải nhuộm mù 3 điểm trên bề mặt môi trường. Còn môi trường Schroer là môi trường
chọn lọc, nên việc nhận biết khuẩn lạc TKBH dễ hơn. Đó là những khuẩn lạc có màu đen
và dạng S (nếu là C. mitis) hoặc dạng R (nếu là C. gravis).
- Sinh vật hóa học: (xem mục 3)
- Xác định độc tố: để khẳng định TKBH độc lực cần xác định được ngoại độc tố
của chúng bằng phản ứng Elek (Hình 67) hoặc phản ứng trung hòa trong da thỏ hay chuột
lang. Xác định ngoại độc tố rất cần thiết ở trường hợp dịch tản phát hoặc ngoài dịch bạch
hầu.
4. Nguyên tắc phòng bệnh
Quan trọng nhất là tiêm vaccin phòng bệnh bạch hầu cho trẻ theo chương trình
tiêm chủng mở rộng. Đây là vaccin ở dạng phối hợp với uốn ván và ho gà.
Nếu có dịch bạch hầu xảy ra, phải bao vây dập tắt ổ dịch, dùng kháng sinh cho
người ở vùng có dịch lưu hành, vệ sinh tẩy uế môi trường.
5. Nguyên tắc điều trị
Điều trị bệnh bạch hầu cần phải tập trung giải quyết các vấn đề sau đây:
- Chống nhiễm độc bằng huyết thanh kháng bạch hầu (Serum Anti Diphtheriae,
SAD).
191