Page 193 - Giáo trình môn học vi sinh vật học
P. 193

TỘC MYCOBACTERIEAE



               MỤC TIÊU HỌC TẬP

               1.  Trình bày được các phương pháp chẩn đoán vi sinh vật các bệnh lao và phong.

               2.  Mô tả được đặc điểm của các vi khuẩn kháng cồn và acid.

               3.  Diễn giải được khả năng gây bệnh của trực khuẩn lao và trực khuẩn phong.
               4.  Trình bày được nguyên tắc phòng và điều trị các bệnh lao và phong.



                       Tộc Mycobacterieae bao gồm những trực khuẩn kháng cồn, kháng acid. Vì thế

               chúng được gọi là các vi khuẩn kháng cồn kháng toan. Chúng có thể tồn tại trong môi

               trường có nồng độ cồn và acid nhất định. Chúng không bị mất màu khi tẩy bằng cồn và
               acid loãng ở tiêu bản nhuộm Ziehl - Neelsen.

                        Các trực khuẩn thuộc tộc này phần lớn là không gây bệnh (M. apathogens) và

               sống trong tự nhiên. Có hai loại vi khuẩn gây bệnh là trực khuẩn lao và trực khuẩn phong

               (hủi).

                        Trực khuẩn lao được Robert Koch xác định năm 1882. Đến hiện nay bệnh lao vẫn
               là một vấn đề nổi cộm của Y tế toàn cầu, đặc biệt là các nước đang phát triển. Theo Tổ

               chức Y tế Thế giới công bố năm 2000: Trên toàn cầu có 1,9 tỷ người nhiễm vi khuẩn lao

               (1/3 dân số Thế giới), hàng năm có 8-9 triệu người mắc lao mới và 3 triệu người chết do

               lao. Dự đoán đến 2005 sẽ có 11,9 triệu người mắc lao mới và tử vong do lao chiếm 25%

               tổng số chết do mọi nguyên nhân, 98% số này ở các nước đang phát triển.
                       Việt Nam là nước có tỷ lệ lao trung bình ở Khu vực Châu á-Thái bình dương.

               Hàng năm có 145.000 người nhiễm lao mới và tử vong khoảng 20.000 người.

                       Hiện nay, điều đáng quan tâm là trong số những bệnh nhân AIDS, có khoảng 1/2

               là có biểu hiện bệnh lao. Vì khả năng đề kháng của cơ thể họ bị suy giảm nên bệnh lao dễ

               xuất hiện.







                                                            193
   188   189   190   191   192   193   194   195   196   197   198