Page 190 - Giáo trình môn học vi sinh vật học
P. 190
Hình . Cơ chế gây bệnh bạch hầu
ở một số nước trên thế giới, TKBH có thể xâm nhập vào niêm mạc mắt, âm đạo và
da (nơi bị tổn thương) và tạo nên màng giả bạch hầu.
- Tính chất màng giả bạch hầu: màu trắng xám, dai, khó bóc và khi bóc hay chảy
máu. Màng giả được tạo thành do fibrin và tế bào viêm. TKBH sống ở đây và tiết ra
ngoại độc tố, ngoại độc tố thấm vào máu và tác động tới toàn thân. Màng giả bạch hầu có
thể lan xuống thanh khí quản gây bít tắc hô hấp.
- Ngoại độc tố bạch hầu: là những glycopotein, trọng lượng phân tử 60.000 dalton.
Nó gồm 2 phần: phần B (binding) bám vào màng tế bào cảm thụ, giúp phần tử A (active,
mang hoạt tính enzym) chui vào tế bào ngăn cản sự sinh tổng hợp protein của tế bào, gây
nên nhiễm độc toàn thân. Phần A đã ngăn cản giải phóng các ARN vận chuyển, sau khi
nó đã đưa các acid amin đến các polyribosom, nên sự tổng hợp protein bị ngăn cản.
- Các cơ quan bị tổn thương nặng do ngoại độc tố bạch hầu là tim (nên thường gây
biến chứng tim và người bệnh chết), thần kinh ngoại biên (nên có biến chứng liệt), tuyến
thượng thận và gan.
3. Chẩn đoán vi sinh
Bạch hầu là bệnh nguy hiểm và cấp tính nên cần chẩn đoán nhanh.
- Bệnh phẩm: là màng giả bạch hầu, hoặc ngoáy họng bằng tăm bông vô trùng khi
người bệnh có biểu hiện nhiễm trùng, nhiễm độc.
190