Page 168 - Giáo trình môn học vi sinh vật học
P. 168
Vi khuẩn theo thức ăn nước uống vào đường tiêu hoá, cũng có thể lây trực tiếp do
2
3
bàn tay bẩn. Chỉ cần từ 10 đến 10 vi khuẩn đã có thể gây bệnh. Shigella gây tổn thương
đại tràng nhờ khả năng xâm nhập và nội độc tố. Vi khuẩn bám rồi xâm nhập vào niêm
mạc đại tràng. Chúng nhân lên nhanh chóng trong lớp niêm mạc. Vi khuẩn chết giải
phóng ra nội độc tố gây xung huyết, xuất tiết, tạo thành những ổ loét và mảng hoại tử.
Nội độc tố còn tác động lên thần kinh giao cảm gây co thắt và tăng nhu động ruột. Những
tác động đó làm bệnh nhân đau bụng quặn, buồn đi ngoài và đi ngoài nhiều lần, phân có
nhầy lẫn máu.
S. shiga và S. smitzii còn sinh ngoại độc tố có độc tính với thần kinh trung ương.
Bệnh lỵ trực khuẩn thường cấp tính. Một tỷ lệ nhỏ có thể trở thành mạn tính,
những bệnh nhân này thỉnh thoảng lại bị ỉa chảy và thường xuyên thải vi khuẩn ra ngoài
theo phân. ở nước ta, đa số trường hợp bị lỵ trực khuẩn do S. dysenteriae và S. flexneri.
3.3. Chẩn đoán vi sinh
3.3.1. Chẩn đoán trực tiếp
3.3.1.1. Nhuộm soi trực tiếp
Bệnh phẩm có thể lấy sau khi bệnh nhân đã đi ngoài ra bô sạch, chỗ phân có nhầy
lẫn máu, hoặc lấy trực tiếp từ trực tràng. Làm tiêu bản nhuộm soi xác định mật độ bạch
cầu đa nhân, thường rất cao từ 30 đến 50, có khi trên 50 trong một vi trường (độ phóng
đại x400).
3.3.1.2. Cấy phân
Cấy phân là phương pháp tốt nhất để chẩn đoán bệnh lỵ trực khuẩn. Bệnh phẩm
phải được cấy ngay vì vi khuẩn lỵ chết rất nhanh sau khi ra ngoài môi trường.
3.3.2. Chẩn đoán gián tiếp
Phản ứng huyết thanh rất ít được làm để chẩn đoán bệnh lỵ trực khuẩn vì cho kết
quả chậm và tính đặc hiệu không cao do S. flexneri (một căn nguyên chiếm tỷ lệ cao) có
yếu tố kháng nguyên chung với một số vi khuẩn đường ruột khác.
3.4. Nguyên tắc phòng bệnh
Thực hiện các biện pháp phòng bệnh không đặc hiệu: vệ sinh ăn uống, sử dụng nước
sạch, quản lý xử lý phân, diệt ruồi; chẩn đoán sớm và cách ly bệnh nhân.
168