Page 171 - Giáo trình môn học vi sinh vật học
P. 171
Đề phòng nhiễm khuẩn đường tiết niệu do E. coli: thực hiện vệ sinh vùng hậu môn
và bộ phận sinh dục ngoài, thực hiện nghiêm túc nguyên tắc vô trùng khi phải tiến hành
thăm dò hoặc đặt thông đường tiết niệu.
4.5. Nguyên tắc điều trị
E. coli thuộc vào các vi khuẩn có tỷ lệ kháng thuốc cao, nhất là các chủng phân lập
được từ nước tiểu, vì vậy cần phải làm kháng sinh đồ để chọn kháng sinh thích hợp.
Ngoài việc sử dụng kháng sinh, một số việc khác rất có giá trị trong điều trị như
bồi phụ nước, điện giải trong trường hợp ỉa chảy, giải quyết các cản trở trên đường tiết
niệu, rút ống thông sớm nếu có thể được.
5. Một số vi khuẩn đƣờng ruột khác
5.1. Klebsiella
Đại diện điển hình của giống Klebsiella là loài K. pneumoniae. ở một số người
bình thường, có thể gặp K. pneumoniae trong phân hoặc đường hô hấp trên. Bệnh quan
trọng nhất do K. pneumoniae gây ra là viêm phổi, thường gặp ở trẻ sơ sinh, tỷ lệ tử vong
rất cao nếu không được điều trị sớm. Ngoài ra nó còn có khả năng gây nhiễm khuẩn
đường tiết niệu, viêm màng não, viêm tai giữa, viêm xoang.
5.2. Proteus
Proteus là các trực khuẩn Gram âm, có lông ở xung qunh thân và có khả năng di
động. Trên môi trường đặc thường không tạo thành khuẩn lạc mà lan khắp bề mặt, nhiều
khi trông như những lớp sóng đồng tâm. Tính chất này gây cản trở cho việc phân lập các
vi khuẩn gây bệnh khác.
Dựa vào kháng nguyên O và H, Proteus được chia thành 100 týp huyết thanh. Một
số týp huyết thanh (OX , OX , và OX ) có cấu trúc kháng nguyên giống Rickettsia,
19
2
k
chúng được dùng làm kháng nguyên để chẩn đoán huyết thanh học bệnh do Rickettsia
gây ra.
ở người bình thường, có thể phân lập được Proteus trong phân, đôi khi còn gặp ở
hốc tự nhiên như ở ống tai ngoài. Chúng là vi khuẩn gây bệnh cơ hội, có thể gây viêm
đường tiết niệu, viêm tai giữa, nhiễm khuẩn huyết, viêm mủ vết thương.
5.3. Enterobacter
171