Page 114 - Giáo trình môn học vi sinh vật học
P. 114

pH ở khoảng 0,5. Với trẻ bú chai thì có ít Lactobacillus hơn. Khi thay đổi thức ăn, vi hệ ở

               đại tràng cũng thay đổi. Chế độ ăn có ảnh hưởng rõ ràng đến thành phần vi hệ ở đường

               ruột và trong phân của trẻ.

                       ở người trưởng thành, thực quản có những  vi sinh vật do thức ăn và nước  bọt
               mang đến.

                                                                                                 5
                                                                                             3
                       Do độ acid ở dạ dày mà số lượng vi khuẩn tồn tại ở mức ít nhất (10 -10 /g).
                                                                                                     3
                                                                                                         6
                       Xuống ruột, độ pH kiềm đã làm cho vi hệ phong phú hơn. ở tá tràng có 10 -10 /g;
                                  8
                              5
               ở ruột non 10 -10 /g. ở phần ruột trên có nhiều cầu khuẩn đường ruột (Enterococcus) và
               Lactobacillus; phần ruột dưới (manh tràng - hồi tràng, đại tràng) giống như ở phân; vi hệ
               ở trực tràng giống như ở phân và chiếm khoảng 10-20% trọng lượng phân. Khi bị tiêu

               chảy thì lượng vi khuẩn ít hơn nhưng bị táo bón thì lượng vi khuẩn nhiều hơn.

                       Trong  vi  hệ  đại  tràng  ở  người  trưởng  thành  có  tới  96-99%  là  vi  khuẩn  kỵ  khí

               (Bacteroides,  đặc  biệt  là  B.fragilis,  Bifidobacterium,  Clostridium,  C.perfringens,  cầu

               khuẩn kỵ khí) và chỉ 1-4% là vi khuẩn ưa khí (gồm các trực khuẩn đường ruột, đặc biệt là
               E.coli,  cầu  khuẩn  đường  ruột  và  một  số  nhỏ  Proteus,  Pseudomonas,  Lactobacillus,

               Candida và vi khuẩn khác).

                       Trên 100 loài vi khuẩn đã được tìm thấy trong vi hệ ở phân. Những chấn thương

               nhỏ như soi trực tràng có thể tới 10% các trường hợp gây nên vãng khuẩn huyết.

                       Vi  hệ  đường  ruột  có  vai  trò  quan  trọng  trong  việc  tổng  hợp  vitamin  K,  trong
               chuyển đổi màu dịch mật và acid mật, trong hấp thu thức ăn và các chất chuyển hoá cũng

               như trong cạnh tranh chống vi sinh vật gây bệnh. Vi hệ đường ruột sinh ra amoniac và

               các sản phẩm khác, chúng được hấp thu và có thể góp phần dẫn đến xuất hiện hôn mê

               gan.

               2.3.5. Vi hệ ở đường sinh dục - tiết niệu
                       Ngay sau khi trẻ sinh ra, các Lactobacillus đã tới âm đạo và ở lại đó. Khi pH trung

               tính (tuổi dậy thì) thì có cả cầu khuẩn. Các Lactobacillus chuyển hoá, tạo ra môi trường

               acid; đây là cơ chế quan trọng để hạn chế sự xâm nhập của các vi sinh vật có hại ở đường

               âm đạo.




                                                            114
   109   110   111   112   113   114   115   116   117   118   119