Page 119 - Giáo trình môn học vi sinh vật học
P. 119
Tác nhân gây bệnh có thể là vi khuẩn, virus hoặc nấm, nhưng phần lớn là vi khuẩn
(>90%).
Các vi khuẩn hay gặp là:
- Cầu khuẩn Gram dương:
+ Tụ cầu (tụ cầu vàng, tụ cầu da)
+ Liên cầu đường ruột
- Trực khuẩn Gram âm:
+ Trực khuẩn đường ruột: E.coli, Enterobacter, Proteus, Klebssiella
+ Trực khuẩn mủ xanh (Pseudomonas earuginosa)
Và nhiều vi khuẩn khác.
Các vi khuẩn là căn nguyên NKBV đều kháng kháng sinh cao vì được tiếp xúc,
chọn lọc thường xuyên trong môi trường bệnh viện.
Căn nguyên virus có thể gặp là các virus lây truyền qua đường hô hấp (virus cúm,
Adenovirus ...), virus lây truyền qua đường máu như virus viêm gan B.
3.3. Nguồn gốc
Trên cơ địa người bệnh đã bị suy giảm sức đề kháng hoặc/ và do can thiệp, cấu
trúc giải phẫu bình thường và hàng rào bảo vệ tự nhiên (da, niêm mạc) bị tổn thương, vi
khuẩn có thể từ chính cơ thể người bệnh (nội sinh) hoặc từ bên ngoài (ngoại sinh) xâm
nhập vào cơ thể.
- Nội sinh (endogenous):
Các vi sinh vật gây nhiễm trùng cơ hội thuộc vi hệ bình thường trên da, niêm mạc,
từ đường tiêu hoá. Hay gặp là tụ cầu, liên cầu trên da và các trực khuẩn đường ruột hoặc
trực khuẩn hoại thư sinh hơi (Clotridium perfringens ...).
Những người bệnh nằm lâu ngày và suy giảm sức đề kháng dễ bị nhiễm khuẩn hô
hấp dưới do hít phải dịch đường hô hấp trên (hầu, họng) trong đó có vi khuẩn gây bệnh
cơ hội như phế cầu. Haemophilus influenzae, Klebssiella.
- Ngoại sinh (exogenous):
119