Page 113 - Giáo trình môn học vi sinh vật học
P. 113
Các trực khuẩn Gram dương như trực khuẩn sữa (Lactobacillus), Actinomycetes
(có nhiều trên lợi người trưởng thành) và Corynebacterium.
Các trực khuẩn Gram âm, kỵ khí như Fusobacterium, Bacteroides; ưa kỵ khí tuỳ
tiện như cá trực khuẩn đường ruột (Enterobacteriaceae).
Xoắn khuẩn trong khoang miệng là các Treponema (kỵ khí) như T.oralis,
T.denticola ...
Khoang miệng là môi trường thuận lợi cho các quần thể vi sinh vật này phát triển
song trong thế cân bằng nhưng chúng cũng dễ trở thành căn nguyên gây nhiễm khuẩn
răng miệng tại chỗ hoặc đôi khi có thể gây nhiễm khuẩn toàn thân nếu xâm nhập được
vào máu (do nhổ răng). Chúng còn đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành cao
răng.
Vì vậy, vệ sinh răng miệng là việc làm cần thiết, thường xuyên để hạn chế sự phát
triển của các vi khuẩn có khả năng gây bệnh.
2.3.3. Vi hệ đường hô hấp
Khi chào đời, hầu họng trẻ sơ sinh hầu hết là vô khuẩn. Sau 4-12 giờ bắt đầu có
liên cầu và sẽ tồn tại suốt đời. ở hầu họng và khí quản cũng có những vi khuẩn gần như ở
khoang miệng. Trong khi đó, do cấu tạo và hàng rào miễn dịch ở phế quản chỉ có rất ít vi
khuẩn và ở phế nang, túi phổi bình thường là vô khuẩn.
Vi khuẩn hay gặp nhất ở đường hô hấp trên, đặc biệt ở họng là các liên cầu tan
máu anpha và không tan máu; các cầu khuẩn Gram âm (Neisseria), tụ cầu, trực khuẩn giả
bạch hầu, phế cầu, Haemophilus và Bacteroides. Đáng sợ là có một số trẻ em có mang
liên cầu nhóm A, tan máu bêta; vì đây là vi khuẩn gây viêm họng có thể gây biến chứng
nguy hiểm như thấp tim, viêm cầu thận cấp (đặc biệt ở trẻ 8-10 tuổi).
Vi hệ ở mũi thường gặp là các tụ cầu (S.aureus, S.epidermidis), liên cầu và
Corynebacterium. Đáng lưu ý là tụ cầu vàng vì khả năng gây bệnh và lan truyền của nó.
2.3.4. Vi hệ đường ruột
ở trẻ mới sinh, đường ruột là vô khuẩn; nhưng cùng với thức ăn vi sinh vật sẽ
nhanh chóng có mặt. Với trẻ bú sữa mẹ, ở đường ruột có rất nhiều liên cầu và
Lactobacillus; các Bifidobacterium (trực khuẩn Gram dương) sinh nhiều acid nên giữ cho
113