Page 109 - Giáo trình môn học vi sinh vật học
P. 109
Loại thứ hai là những vi sinh vật gây bệnh từ chất bài tiết (ví dụ phân) hoặc từ xác động
vật, người bị bệnh.
Những vi khuẩn có khả năng hình thành nha bào như trực khuẩn than, uốn ván,
hoại thư sinh hơi, ngộ độc thịt ... sẽ tồn tại được rất lâu trong đất, có thể vài chục năm.
Khi có điều kiện xâm nhập được vào cơ thể (ví dụ qua vết thương, tai nạn) chúng sẽ có
thể gây thành bệnh.
Vùng đất bị nhiễm phân động vật và người sẽ có rất nhiều vi sinh vật thuộc hệ vi
khuẩn đường ruột như các trực khuẩn họ Enterobacteriaceae, trực khuẩn Gram-dương,
các Clostridia, ...
Vì vậy, việc tìm hiểu vi sinh vật trong đất là một trong những nội dung nghiên cứu
về sự ô nhiễm của môi trường.
1.2. Vi sinh vật trong nƣớc
Nước là môi trường tốt cho nhiều vi sinh vật phát triển.
Nước sông, ao, hồ, giếng có thể nhiễm vi sinh vật gây bệnh do nhiễm phân, chất
thải, nước tiểu hoặc xác động vật. Có thể vi sinh vật từ đất (mạch nước ngầm) thấm ra
hoặc từ không khí rơi xuống làm ô nhiễm nguồn nước.
Một số vi khuẩn gây bệnh có thể sống và phát triển ở trong nước như vi khuẩn tả,
thương hàn, lỵ ... Mặt nước chịu tác dụng của ánh sáng mặt trời nên bề mặt nước nơi
thoáng, nhiều ánh sáng thường ít vi khuẩn hơn nơi có rừng cây che phủ.
Nước có nhiễm phân là không đạt tiêu chuẩn nước sinh hoạt. Trong phân luôn có
nhiều trực khuẩn Escherichia coli (xem phần "Vi hệ bình thường ở cơ thể người") nên
người ta thường xác định sự có mặt của E.coli (chỉ số E.coli) để đánh giá sự ô nhiễm của
nước.
1.3. Vi sinh vật trong không khí
Không khí là môi trường không thuận lợi cho vi khuẩn phát triển.
Vi sinh vật có trong không khí thường bám ở những hạt bụi nên càng nhiều bụi
khả năng càng có nhiều vi sinh vật; nhưng phần lớn là nha bào, nấm và một số vi khuẩn
không gây bệnh. Tuy vậy, có thể có vi khuẩn lao, từ đờm của người bị lao khô đi và bám
vào hạt bụi.
109