Page 111 - Giáo trình môn học vi sinh vật học
P. 111

7
               phân khô và trong dịch âm đạo có tới 10 /ml dịch. Số lượng vi khuẩn trong dịch tá tràng
                                                                4
               và ruột non (jejunum) có ít hơn, chỉ khoảng 10 /ml.
                       Có một điều thoạt đầu thấy rất lạ là: ở chỗ nào vi khuẩn kỵ khí cũng nhiều hơn vi

               khuẩn ưa khí. Cụ thể: Tỷ lệ vi khuẩn kỵ khí/vi khuẩn ưa khí là khoảng 10/1 ở da, đường
               sinh dục ngoài, âm đạo, đường tiểu dưới; ở niêm mạc miệng là 30/1 và 100-1000/1 ở đại

               tràng.

                       Trong cuộc sống chung, các loài vi khuẩn ưa khí sử dụng oxy đã tạo ra môi trường

               vi khí hậu cần thiết cho các loài kỵ khí. bằng các cơ chế khác nhau, trong điều kiện bình

               thường các quần thể vi sinh vật sinh sống và phát triển ở trạng thái cân bằng sinh học tại
               nơi cư trú.

               2.2. Vai trò của vi hệ gồm những vi sinh vật có mặt thƣờng xuyên

                       Những vi sinh vật luôn cư trú trên bề mặt của cơ thể là những sinh vật "vô thưởng

               vô phạt" (commensal = không có lợi và cũng không có hại). Chúng sinh sản nhiều hay ít

               phụ thuộc vào nhiều yếu tố sinh lý khác nhau như nhiệt độ, độ ẩm và một số chất dinh
               dưỡng hay chất ức chế nhất định. Cho sự sống của cơ thể thì không quan trọng, nhưng ở

               một số vùng của cơ thể thì vi hệ bình thường đóng vai trò nhất định trong việc giữ thăng

               bằng cho sức khoẻ và chức năng bình thường của cơ thể.

                       ở trong đường ruột, các thành viên của vi hệ sinh tổng hợp vitamin K và hỗ trợ

               cho việc hấp thụ thức ăn. Trên niêm mạc và da các vi sinh vật thuộc vi hệ thường xuyên
               có tác dụng ngăn cản sự cư trú và xâm lấn của các vi sinh vật gây bệnh, có thể do cơ chế

               "cạnh tranh vi sinh học".

                       Tuy thế, trong một số trường hợp nhất định vi sinh vật thuộc vi hệ bình thường lại

               có thể trở thành tác nhân gây bệnh, đó là khi môi trường thay đổi và chúng xâm nhập

               được vào máu hay vào mô. Ví dụ, liên cầu cư trú ở họng và đường hô hấp trên; nhưng khi
               một số lượng lớn vi khuẩn vào máu (do tổn thương tại chỗ) có thể gây viêm nội tâm mạc

               (Endocarditis). Trực khuẩn Bacteroides là "cư dân" ở đại tràng, nghĩa là hoàn toàn vô hại

               nhưng nếu chúng xâm nhập vào ổ bụng hoặc do chấn thương cùng xâm nhập với các vi

               khuẩn khác vào mô sẽ gây nên những nhiễm trùng có mủ và có thể dẫn đến nhiễm trùng

               máu.

                                                            111
   106   107   108   109   110   111   112   113   114   115   116