Page 108 - Giáo trình môn học vi sinh vật học
P. 108
VI SINH VẬT TRONG TỰ NHIÊN, VI HỆ BÌNH THƢỜNG
MỤC TIÊU HỌC TẬP
1. Trình bày được vi sinh vật trong tự nhiên và vai trò của chúng.
2. Trình bày được hệ vi khuẩn bình thưởng cơ thể người và vai trò của chúng.
Thế giới sinh vật bao gồm động vật, thực vật và vi sinh vật. Vi sinh vật là những
sinh vật nhỏ bé mà mắt thường không thể nhìn thấy được. Thế nhưng, vi sinh vật lại đóng
một vai trò quan trọng trong hệ sinh thái, vì thiếu nó thế giới sinh vật sẽ không thể tồn tại
được. Hãy tưởng tượng, mặt đất sẽ chật kín và chồng chất xác các cây to, cây nhỏ, xác
động vật hoang dã, xác gia súc nhà nuôi và cả xác con người nếu không có vi sinh vật
phân huỷ. Như vậy, vi sinh vật tham gia vào chu trình tuần hoàn cacbon, nitơ, phospho,
lưu huỳnh và khoáng hoá. Vi khuẩn và nấm trong đất thực hiện các quá trình phân huỷ
chất hữu cơ, tái tạo cacbonic, cung cấp nguồn thức ăn và khoáng chất cho cây xanh.
Đối với đời sống con người, rất nhiều vi sinh vật có lợi đã được tận dụng như các
loài nấm lên enzym để sản xuất bia, rượu; nhiều loài vi nấm sản xuất kháng sinh; vi
khuẩn sản sinh acid glutamic (mỳ chính)... . Đặc biệt là vai trò độc quyền của vi sinh vật
trong việc phân huỷ cellulose và dầu hoả, khí đốt.
Tuy thế, cũng lại có những vi sinh vật có hại cho con người, đặc biệt là có hại cho
sức khoẻ, đó là những vi sinh vật có khả năng gây bệnh.
Vì vậy, Vi sinh vật y học có nhiệm vụ là: Nghiên cứu sự tồn tại và phát triển của
những vi sinh vật này trong môi trường tự nhiên, trong cơ thể người và cách mà chúng
xâm nhập vào cơ thể, để tìm ra biện pháp phòng chóng bệnh thích hợp.
1. Vi sinh vật trong môi trƣờng
1.1. Vi sinh vật trong đất
Đất là nơi chứa nhiều vi sinh vật nhất. Tuỳ theo tính chất của từng loại đất (đất cát,
đất thó, đất mùn ...), nhiệt độ, độ ẩm mà số lượng vi sinh vật trong đất khác nhau. Trong
đất có rất nhiều vi khuẩn và nấm tham gia vào chu trình khoáng hoá chất hữu cơ và cân
bằng sinh thái. Đây là loại thứ nhất: Những vi sinh vật gây thối rữa và không gây bệnh.
108