Page 103 - Giáo trình môn học vi sinh vật học
P. 103
4. Sự đề kháng kháng sinh
Với cơ chế tác dụng như trên, kháng sinh ức chế được sự phát triển của vi khuẩn,
nhưng một khi trong môi trường có kháng sinh mà vi khuẩn vẫn phát triển thì được coi là
sự đề kháng kháng sinh.
Trước hết cần phân biệt đề kháng thật vơi đề kháng giả.
4.1. Đề kháng giả
Đề kháng giả nghĩa là chỉ có biểu hiện bên ngoài (phenotyp) mà bản chất không
phải là sự đề kháng, tức là không do nguồn gốc di truyền quyết định.
Ví dụ biểu hiện đề kháng của vi khuẩn:
Khi nằm trong các ổ áp xe nung mủ lớn hoặc có tổ chức hoại tử bao bọc; người
bệnh có dùng kháng sinh nhưng, do kháng sinh bị các tổ chức viêm, tế bào hoại tử ...
ngăn cản, không thấm tới được ổ viêm và tới vi khuẩn gây bệnh nên không phát huy được
tác dụng. Hoặc khi vi khuẩn ở trạng thái nghỉ (không có chuyển hoá và nhân lên) thì
không chịu tác dụng của những thuốc ức chế quá trình sinh tổng hợp chất, ví dụ khi vi
khuẩn lao nằm trong hang lao.
Vì thế, trong trường hợp này, nếu giải phóng các tổ chức viêm hay tế bào hoại tử
(ví dụ bằng tiểu phẫu), kháng sinh thấm tới được ổ vi khuẩn thì sẽ phát huy tác dụng.
Hoặc khi vi khuẩn lao trở lại trạng thái hoạt động (có chuyển hoá, sinh sản) thì lại chịu
tác dụng của kháng sinh.
4.2. Đề kháng thật
Bao gồm:
+ Đề kháng tự nhiên
Một số vi khuẩn không chịu tác động của một số kháng sinh nhất định, ví dụ tụ
cầu không chịu tác dụng của colistin hoặc Pseudomonas không chịu tác dụng của
penicillin.
Các vi khuẩn không có vách như Mycoplasma sẽ không chịu tác dụng của kháng
sinh ức chế sinh tổng hợp vách như beta-lactam.
+ Đề kháng thu được
103