Page 38 - Giáo trình Huyết học
P. 38
1. Quá trình sinh sản và biệt hóa
Các tế bào thuộc nhóm đơn nhân thực bào đƣợc sinh ra từ các tế bào gốc
định hƣớng tại tủy xƣơng. Từ bạch cầu mônô, do tác dụng của các yếu tố điều
hòa sẽ chuyển thành các đại thực bào và đi vào các mô đặc hiệu.
Các mônô và đại thực bào có chức năng chủ yếu là thực bào, mặc dù bên
cạnh đó chúng còn có chức năng điều hòa và tiết các yếu tố khác.
Quá trình biệt hóa của dòng mônô-đại thực bào ngắn hơn so với dòng
bạch cầu hạt, chúng chỉ trải qua 3 giai đoạn biệt hóa trong khoảng 2 đến 2,5
ngày. Trong 12 đến 24 giờ kể từ giai đoạn biệt hóa cuối cùng là các tế bào mônô
đƣợc giải phóng ngay ra máu ngoại vi và rất ít có dự trữ trong các xoang máu. Ở
máu ngoại vi, các mônô sẽ lƣu hành theo dòng máu hoặc ở trong các vùng rìa
với tỷ lệ lần lƣợt là 1/3,5.
Nửa đời sống của các mônô trung bình là 8,5 giờ trong máu, còn khi vào
mô, thời gian tồn tại rất khác nhau. Tuy nhiên, đôi khi chúng tồn tại nhiều tháng
đến nhiều năm ở những mô không bị viêm.
2. Hình thái dòng mônô
Sự khác biệt về đặc điểm hình thái giữa các tuổi biệt hóa dòng mônô khó
xác định và mô tả hơn so với dòng bạch cầu hạt. Các nguyên bào mônô
(monoblast), các tiền mônô (promonocyte) và mônô có nhiều hình dạng khác
nhau. Tuy nhiên, chúng cũng có những đặc điểm riêng để nhận biết, nhƣ nhân
hình tròn hoặc bầu dục, chất nhân thô, xốp, cuộn.
- Monoblast và promonocyte tƣơng đối khó phân biệt, cùng có kích thƣớc lớn
khoảng 12-18 m, nhân lớn, chất nhân khá mịn, đôi khi có hạt nhân. Bào
tƣơng khá hẹp, ƣa base.
- Mônô có kích thƣớc khá lớn, đƣờng kính từ 10 đến 20 m, đôi khi rất lớn
(đến 50 m). Nhân lớn, xốp, cuộn. Bào tƣơng rộng, bắt màu xanh xám có
chứa các hạt mịn màu đỏ cam, ranh giới không đều, đôi khi có một số giả
túc, thƣờng thấy các hốc bào tƣơng.
38