Page 39 - Giáo trình Huyết học
P. 39
-
-
Nguyên bào mônô Tiền mônô BC mônô
3. Chức năng của bạch cầu mônô
Cùng với các bạch cầu khác, mônô và đại thực bào tham gia hệ thống
miễn dịch của cơ thể qua chức năng thực bào và trình diện kháng nguyên.
Do các yếu tố hóa ứng động và các yếu tố do lymphô T tiết ra, các mônô-
đại thực bào sẽ di chuyển đến vùng mô bị tổn thƣơng. Sau khi đƣợc hoạt hóa,
chúng tiết ra các enzym, các thành phần bổ thể, các yếu tố ứng động bạch cầu
hạt trung tính, các interferon và pyrogen. Vai trò chính của mônô-đại thực bào là
loại bỏ các tác nhân xâm nhập nhƣ vi khuẩn lao, nấm, ký sinh trùng, đặc biệt là
virus và các tế bào nhiễm virus.
Các mônô-đại thực bào còn có chức năng tham gia đáp ứng miễn dịch thể
dịch và tế bào bằng cách tiết ra những yếu tố nhƣ interleukin 1 hay yếu tố hoạt
hóa lymphô. Ngoài ra, chúng còn tiết transcobalamin để vận chuyển vitamin
B12, các yếu tố hoạt hóa plasminogen, ức chế plasmin, hoạt hóa tiểu cầu...và các
cytokine.
4. Một số thay đổi của bạch cầu mônô
- Rối loạn chức năng mônô thƣờng dẫn đến hậu quả giảm khả năng thực bào
và ảnh hƣởng đến đáp ứng miễn dịch của cơ thể, có thể gây tử vong.
- Giảm mônô thƣờng ít gặp và xảy ra trong bệnh cảnh giảm bạch cầu chung
trong các bệnh tạo máu, bệnh tự miễn có ức chế tủy, trong nhiễm trùng nặng
hay sau điều trị hóa chất, xạ trị...
- Tăng mônô khi số lƣợng tuyệt đối trên 1 G/l trong thời gian dài, có thể do:
Bệnh lý tạo máu: lơxêmi cấp và kinh, u lymphô, hội chứng rối
loạn sinh tủy.
Ung thƣ, bệnh tự miễn, lao...
39