Page 37 - Giáo trình Huyết học
P. 37

tím đỏ. Các hạt này có cả trong bào tƣơng của lymphô và mônô. Trên lâm

                      sàng thƣờng có biểu hiện nhiễm trùng tái diễn do giảm khả năng hóa ứng

                      động và kết dính của bạch cầu với vi khuẩn. Bệnh này đƣợc di truyền lặn trên

                      nhiễm sắc thể thƣờng, và thƣờng kết hợp với hiện tƣợng giảm bạch cầu.

                  -  Hốc bào tƣơng: thƣờng gặp trong hiện tƣợng thực bào hoặc tự thực bào, do

                      xạ trị hoặc hóa chất. Hốc thực bào thƣờng lớn hơn (7-8 m) so với hốc tự

                      thực bào (1-2m).

                  -  Giảm hạt trong bào tƣơng: thể hiện tình trạng hoạt hóa hay tổn thƣơng chức

                      năng  thực  bào  của  bạch  cầu  hạt. Đôi khi  còn  do  tổn  thƣơng  màng  tế  bào

                      trong quá trình làm tiêu bản hoặc do kỹ thuật nhuộm.

                  b. Bất thƣờng nhân

                  -  Tăng chia đoạn nhân (5-6 đoạn): thƣờng gặp trong bệnh thiếu máu hồng cầu

                     to, nhiễm khuẩn mạn tính.

                  -  Giảm chia đoạn nhân: nhân không chia đoạn hoặc chỉ có hai đoạn (bất thƣờng

                     kiểu Pelger-Huet), hoặc nhân dị dạng. Thƣờng gặp trong hội chứng rối loạn

                     sinh tủy, nhiễm độc…
                  -  Nhân mọc nhánh nhỏ giống sợi tóc: thƣờng quan sát đƣợc ở bạch cầu đũa


                     trong trƣờng hợp di căn biểu mô tuyến vào tủy xƣơng hoặc sau xạ trị.
                  -  Nhân teo đét khi tế bào bị mất nƣớc: chất nhân co đặc, có thể vỡ ra thành

                      những mảnh nhỏ. Có thể gặp trong nhiễm trùng hoặc do kỹ thuật chuẩn bị và

                      nhuộm tiêu bản.

                  -  Nhân hoại tử: tế bào bị tổn thƣơng, nhân vỡ thành từng mảnh tròn nhỏ, hoặc

                      chất nhân nhạt màu, lộ rõ hệ thống sợi lƣới.



                                               DÒNG BẠCH CẦU MONO

                         Các tế bào đơn nhân thực bào trong cơ thể bao gồm hai loại: mônô và đại

                  thực bào. Các đại thực bào phân bố trong các cơ quan của cơ thể và có tên gọi

                  đặc trƣng: tổ chức bào trong mô liên kết, tế bào Kupffer trong gan, hủy cốt bào

                  trong xƣơng...các tế bào trong mô liên kết của lách, tuyến ức, mô lymphô đƣợc
                  gọi chung là hệ thống đơn nhân thực bào hay hệ thống liên võng nội mô.



                                                              37
   32   33   34   35   36   37   38   39   40   41   42