Page 43 - Giáo trình Huyết học
P. 43

-  Tăng lymphô: khi số lƣợng tuyệt đối trên 3 G/l, ít gặp do các đáp ứng viêm

                     không  đặc  hiệu  nhƣ  các  bạch  cầu  hạt  trung  tính.  Không  kể  ở  trẻ  em,  các


                     nguyên nhân gây tăng lymphô thƣờng gặp là:

                        Nhiễm  virus  cấp: tăng  mônô nhiễm  khuẩn, virus viêm  gan, sau truyền

                          máu, CMV...

                        Nhiễm một số vi khuẩn: ho gà và brucella.

                        Nhiễm ký sinh trùng (toxoplasma).


                        Phản ứng thuốc.

                        Bệnh lý ác tính: lơ xê mi, ung thƣ.

                  -  Giảm lymphô: khi số lƣợng tuyệt đối giảm thấp hơn 1 G/l ở ngƣời lớn hoặc

                     1,5 G/l ở trẻ em.

                         Cơ chế gây giảm lymphô bao gồm: giảm sinh lymphô, mất cơ học, tăng

                     phá hủy và các bất thƣờng chức năng khác. Tình trạng giảm lymphô thƣờng

                     gặp do sang chấn tâm lý (stress) hoặc do điều trị corticoid, bệnh thiếu hụt


                     miễn dịch, hóa chất và xạ trị, đôi khi không rõ nguyên nhân.

                  4.2. Bất thƣờng về hình thái

                  -  Lymphô lớn: kích thƣớc trên 10 m, gặp trong một số trƣờng hợp thiếu máu

                     nặng,    nhiễm  khuẩn  mạn  tính,  hội  chứng  tăng  bạch  cầu  đơn  nhân  nhiễm

                     khuẩn.


                  -  Lymphô dạng hai nhân (binucleated): gặp trong nhiễm virus. Nếu tỷ lệ bất

                     thƣờng này trên 5% có thể gợi ý hoặc lơ xê mi kinh dòng lymphô hoặc giai

                     đoạn tiến triển của u lymphô (leukosarcoma).

                  -  Tế bào lymphô dạng Rieder: hình thái tƣơng tự lymphô trƣởng thành trừ nhân

                     có khía, chia thùy. Thƣờng gặp trong lơ xê mi kinh dòng lymphô hoặc do kỹ

                     thuật chuẩn bị tiêu bản.

                  -  Bóng Grumbecht: hình ảnh nguyên sinh chất bị vỡ do cơ học, gặp trong lơ xê


                      mi dòng lymphô.




                                                              43
   38   39   40   41   42   43   44   45   46   47   48