Page 35 - Giáo trình Huyết học
P. 35
lứa tuổi biệt hóa để chia ra các mức độ:
- Mức độ nhẹ: xuất hiện bạch cầu đũa và hậu tủy bào
- Mức độ vừa: có cả tiền tủy bào và tủy bào ở máu.
- Mức độ nặng: xuất hiện các nguyên tủy bào.
Hiện tƣợng xuất hiện các tuổi chƣa trƣởng thành của dòng bạch cầu hạt ở
máu ngoại vi có thể gặp trong các tình huống: tủy tăng sinh phản ứng trong
nhiễm trùng cấp hoặc mạn, trong các bệnh ác tính tạo máu: lơ xê mi kinh dòng
hạt...
6.1. Bất thƣờng về số lƣợng
* Tăng số lƣợng bạch cầu: là hiện tƣợng tăng số lƣợng tuyệt đối của một hay
nhiều thành phần bạch cầu trong máu. Chủ yếu do các cơ chế sau:
- Tăng di chuyển các tuổi chƣa trƣởng thành từ tủy ra máu ngoại vi do quá trình
tăng sinh.
- Tăng huy động các tế bào trƣởng thành từ khoang dự trữ-biệt hóa của tủy
xƣơng ra máu.
- Tăng di chuyển các tế bào trƣởng thành ở vùng rìa mạch máu vào tuần hoàn.
- Giảm quá trình di chuyển của các tế bào trƣởng thành vào các mô đích.
a. Tăng bạch cầu hạt trung tính: có thể gặp trong lơ xê mi hoặc các bệnh lành
tính khác nhƣ viêm hoặc nhiễm khuẩn. Số lƣợng bạch cầu trung tính cũng tăng
khi cơ thể bị tác động do quá nóng hoặc quá lạnh, do bỏng, sau phẫu thuật, tập
luyện thể lực quá mức...
b. Tăng bạch cầu hạt ƣa axit: nguyên nhân gây tăng đáng kể và kéo dài bạch cầu
hạt ƣa axit thƣờng gặp nhất là các bệnh dị ứng. Ngoài ra còn do các bệnh lý về
da, nhiễm ký sinh trùng hoặc một số thể bệnh lơ xê mi.
c. Tăng bạch cầu hạt ƣa bazơ: khác với bạch cầu hạt ƣa axit, số lƣợng bạch cầu
ƣa bazơ hầu nhƣ không thay đổi trong ngày hay theo lứa tuổi hoặc hoạt động thể
lực. Số lƣợng đƣợc coi là tăng khi vƣợt quá 0,075 G/l. Một số hormon có thể
gây tình trạng tăng này, và ngoài ra còn gặp trong một số bệnh lý nhƣ loét đại
tràng, tăng mỡ máu, ho gà, viêm xoang mạn tính, lơxêmi kinh dòng hạt và đa
hồng cầu nguyên phát.
* Giảm số lƣợng bạch cầu: Thƣờng gặp nhất là tình trạng giảm số lƣợng bạch
35