Page 40 - Giáo trình Huyết học
P. 40
DÒNG BẠCH CẦU LYMPHO
Các lymphô có vai trò quan trọng nhất trong hệ thống miễn dịch của cơ
thể. Các loại tế bào lymphô đƣợc chia ra bao gồm: lymphô B và tƣơng bào
(plasmoxit) có chức năng sản xuất các kháng thể (Ig), lymphô T và tế bào diệt tự
nhiên (NK: natural killer cell) có khả năng điều hòa, ức chế và diệt trực tiếp các
tác nhân lạ.
Quá trình biệt hóa đƣợc nhận biết qua sự xuất hiện hay mất đi của một số
cụm kháng nguyên biệt hóa trên màng tế bào.
1. Quá trình sinh sản và biệt hóa
Trong thời kỳ phôi, các tế bào lymphô đƣợc sinh ra từ các tế bào gốc tạo
máu có mặt trong túi noãn hoàng và gan. Tiếp đó trong thời kỳ hình thành bào
thai, các lymphô đƣợc sinh ra tại tủy xƣơng do biệt hóa và trƣởng thành từ các tế
bào gốc định hƣớng dòng lymphô, dƣới tác dụng của các interleukin 1 và
interleukin 6.
Quá trình biệt hóa và tăng sinh của các lymphô diễn ra đến khi trƣởng
thành và di cƣ đến các cơ quan đích. Các cytokin tạo máu có vai trò quan trọng
trong quá trình biệt hóa của các tế bào tiền B (pre-B cell) hoặc tiền thân tuyến ức
(prothymocyte). Các tế bào lymphô sẽ biệt hóa hoặc trở thành lymphô B, hoặc trở
thành lymphô T. Các lymphô B đầy đủ chức năng chính là các tƣơng bào. Về vị
trí trƣởng thành, có lẽ các lymphô B đƣợc “huấn luyện” tại tủy xƣơng, trong khi
đó, các lymphô T đƣợc trƣởng thành tại tuyến ức.
2. Số lƣợng và hình thái bình thƣờng của dòng lymphô
Trong cơ thể, khoảng 5% số lƣợng lymphô toàn cơ thể lƣu thông trong
máu. Trong số đó, các lymphô T chiếm khoảng 60% đến 80%, còn các lymphô
B chiếm khoảng 20%. Số lƣợng lymphô trong cơ thể thay đổi theo độ tuổi, và ở
ngƣời lớn khỏe mạnh, lymphô chiếm khoảng 35% tổng số bạch cầu ở máu,
tƣơng đƣơng khoảng 2,5 G/l.
Giá trị trung bình của lymphô ở máu ngoại vi
Tổng số bạch cầu Lymphô
Tuổi
(G/l) Số lƣợng Tỷ lệ
40