Page 64 - Tâm lý trị liệu
P. 64
tương lai. Mặc dù có rất nhiều sự kiện xảy ra trước và theo sau mỗi hành vi,
nhưng chỉ có một số rất ít có ảnh hưởng đáng kể trực tiếp như là những nhân
tố đang duy trì sự có mặt của hành vi. Hơn nữa tác nhân kích thích khởi đầu
và hậu quả duy trì sự có mặt của hành vi theo những cách khác nhau. Hậu
quả thực tế của một hành vi có thể ảnh hưởng trực tiếp đến tương lai, liệu
hành vi đó có xảy ra nữa hay không? Hậu quả mong muốn cũng có thể là kích
thích khởi động ảnh hưởng đến việc liệu một người sẽ “cam kết” thực hiện
hành vi vào lúc đó. Dự đoán về hậu quả có thể có cũng là một nhân tố xác
định liệu những điều kiện cần và đủ này là đúng cho việc thực hiện hành vi.
Tác nhân kích thích Hành vi Hậu quả
ban đầu
– Stress xúc cảm Chán ăn Mệt mỏi sút cân
– Làm việc quá sức Lo lắng về sức khoẻ
Không thèm ăn
– Rối loạn tiêu hoá Sợ cơm, sợ mùi thức ăn
– Thực phẩm mất vệ sinh Bị ép ăn
– Thực phẩm không hợp khẩu vị Chỉ ăn nhẹ, ăn đồ dễ tiêu
Mục tiêu của trị liệu hành vi là can thiệp tích cực để làm giảm hay loại
bỏ những rối nhiễu bằng cách thay đổi những điều kiện duy trì hành vi rối
nhiễu. Tức là tìm cách loại bỏ tác nhân kích thích và điều chỉnh hậu quả (để
nó không đóng vai trò là cái củng cố cho hành vi sẽ xảy ra trong tương lai).
Để làm được điều này, chiến lược can thiệp hành vi phải thực hiện các bước
sau đây:
– Bước 1: Nhận diện những điều kiện đang duy trì hành vi rối
nhiễu: theo mô hình hành vi thì các điều kiện duy trì hành vi luôn có mặt vào
thời điểm hiện tại. Nhà trị liệu nên phân biệt giữa những điều kiện hiện tại
đang duy trì hành vi rối nhiễu và những điều kiện có nguồn gốc nảy sinh trong
quá khứ. Mô hình hành vi cho rằng sự ảnh hưởng của những sự kiện quá
khứ lên hành vi rối nhiễu hiện tại là gián tiếp thông qua vai trò của thói quen,
giá trị, trí nhớ, kinh nghiệm, biểu tượng và xúc cảm… Chẳng hạn, một đứa trẻ