Page 60 - Tâm lý trị liệu
P. 60
Xây dựng chương trình “trị liệu trọn gói” phối hợp nhiều liệu pháp cụ thể
để tăng tính hiệu quả của điều trị. Ít nhất là phải kết hợp hai kỹ thuật trị liệu
trong một chương trình điều trị cho một rối nhiễu nào đó của người bệnh. Sự
kết hợp nhiều liệu pháp khác nhau trong một chương trình điều trị tổng hợp
sẽ nâng cao tính hiệu quả của trị liệu. Nguyên tắc phối hợp này cũng giống
như điều trị những vấn đê của y học hiện đại, chẳng hạn như vừa dùng thuốc,
vừa sử dụng chế độ ăn kiêng vừa tập luyện để chữa bệnh tim mạch.
f. Xây dựng mối quan hệ hợp tác, hiểu biết trong quá trình trị liệu
Trị liệu hành vi đòi hỏi sự hợp tác giữa bệnh nhân và nhà trị liệu. Bệnh
nhân phải là người chủ động tham gia có hiểu biết vào quá trình trị liệu.
Chẳng hạn ở giai đoạn đầu của quá trình trị liệu, nhà trị liệu tìm hiểu, chẩn
đoán, đánh giá và chủ động thảo luận kế hoạch điều trị rối nhiễu với bệnh
nhân. Khi những liệu pháp tâm lý cụ thể nào đó được chọn (chỉ chọn những
liệu pháp phù hợp, không quá khó với bệnh nhân) nhà trị liệu phải giải thích rõ
mục đích, yêu cầu, cách thức và giúp họ hiểu làm thế nào để thực hiện những
liệu pháp này có hiệu quả. Trong quá trình trị liệu, nhà trị liệu và người bệnh
cùng chia sẻ những hiểu biết để người bệnh là người có hiểu biết, được
thông tin về thực trạng bệnh, những tiến triển dự kiến trong quá trình điều trị.
Bệnh nhân trong chương trình trị liệu hành vi thường được huấn luyện
các kỹ năng để họ có thể biến quá trình trị liệu thành tự trị liệu hoặc bắt đầu
hay tiếp tục một chương trình tự điều trị tại gia và biết tự đánh giá kết quả
điều trị. Cách tiếp cậu điều trị mang tính tự hướng dẫn, tự kiểm soát này có
hai điều lợi: thân chủ biết cách giải quyết các vấn đề của họ để họ có thể đối
phó với những vấn đề sẽ xảy ra trong tương lai mà không cần sự có mặt của
nhà trị liệu. Thân chủ được trang bị “công cụ“ để thay đổi hành vi của họ thì
họ cũng có thể tự duy trì sự thay đổi này và cảm thấy tự tin hơn.
Những hiểu lầm về bản chất của trị liệu hành vi:
– Phải chăng trị liệu hành vi mang bản chất cơ học?