Page 66 - Tâm lý trị liệu
P. 66
Khi bắt đầu cuộc tiếp xúc phỏng vấn, nhà trị liệu cần quan sát thái độ
tâm trạng và hành vi của người bệnh. Một tâm trạng lo sợ một thái độ im lặng,
không hợp tác hay ngầm chống đối… báo hiệu những khó khăn bước đầu
của quá trình thăm khám và chữa trị. Nhà tư liệu cần phải chủ động tạo ra
bầu không khí cởi mở thân thiện và đồng cảm để gây lòng tin, qua đó có thể
bắt đầu quá trình phỏng vấn khai thác thông tin liên quan đến những vấn đề
rối nhiễu.
Lắng nghe chăm chú người bệnh kể về bản thân họ, quá trình phát
bệnh là yêu cầu tối quan trọng với nhà trị liệu. Các câu hỏi phỏng vấn khai
thác thông tin chỉ nên tiến hành sau khi đã lắng nghe kiên trì những gì người
bệnh kể.
2. Nhận diện bản chất rối nhiễu
Nhận diện bản chất của rối nhiễu là cụ thể hoá những mô tả triệu
chứng bệnh lý dưới dạng nét tính cách thành một tập hợp những hành vi bất
thường có thể lượng hoá được (kém thích nghi) để có thể phân loại đánh giá
mức độ bệnh lý (tần xuất,cường độ, thời gian…).
Phát hiện các nhân tố hiện tại đang ảnh hưởng hay duy trì rối nhiễu,
liên quan đến môi trường như: gia đình. nhà trường, các yếu tố xã hội, nơi
làm việc, các vấn đề cá nhân. Tìm hiểu các sự kiện xảy ra trước đó liên quan
đến rối nhiễu như những vấn đề tâm lý, thực thể, ảnh hưởng của các loại
thuốc… Đồng thời nhận diện những ảnh hưởng do hậu quả của rối nhiễu gây
ra (xem những hậu quả này có đóng vai trò cái củng cố hay không?). Ngoài ra
cũng cần tìm hiểu ảnh hưởng của các rối nhiễu khác, các chứng bệnh khác
có liên quan.
3. Đánh giá toàn diện nhân cách
Thu thập thông tin từ gia đình, từ người bệnh để có thể đánh giá sơ bộ
những đặc tính của cơ thể, thái độ, năng lực, hứng thú sở thích để định
hướng cho quá trình trị liệu.
d. Chọn lựa mục tiêu cần điều chỉnh