Page 62 - Tâm lý trị liệu
P. 62

3. Mô hình trị liệu hành vi

                       Muốn hiểu được bản chất của trị liệu nhận thức – hành vi phải hiểu

               được mô hình hành vi quan niệm như thế nào về con người. Trị liệu hành vi

               không phải là phép cộng của những kỹ thuật trị liệu cụ thể mà là một chiến
               lược tiếp cận tổng hợp dựa trên mô hình lý thuyết.


                       Làm thế nào mà chúng ta có thể xác định được một người cụ thể, anh

               hay chị ta là người như thế nào?

                       Theo mô hình hành vi, mỗi người được xác định bởi một tập hợp

               những hành vi của người đó. Ví dụ, hãy nghĩ về một người nào đó mà bạn

               biết rõ, mô tả tóm tắt về người đó để những ai không biết có thể hiểu được

               người đó là ai và là người như thế nào. Khi trả lời câu hỏi này, phần lớn ta

               nhận được câu trả lời mô tả những nét tính cách hơn là hành vi của người đó.
               Chẳng hạn: “Chị ấy là người tốt, sống có trách nhiệm, vui tính, hay giúp đỡ

               mọi người”. Mỗi ý trả lời này mô tả một nét tính cách hay thuộc tính của nhân

               cách. Những nét tính cách này thường tồn tại trong đầu thông qua quan sát

               hành vi trước đó và nhiều khi không thật chính xác do bị sai lạc trong quá

               trình khái quát hoá. Hơn nữa khi mô tả rằng chị ấy là người tốt: sống có trách
               nhiệm… nhưng không nói trong trường hợp nào (không phải với ai chị ấy

               cũng tốt và trong mọi trường hợp chị ấy đều là người tốt và có trách nhiệm).


                       Các nhà hành vi quan niệm rằng “bất kỳ cái gì một người làm là hành

               vi, còn cái gì một người có là một nét tính cách”. Các nhà trị liệu hành vi
               thường tập trung nghiên cứu đánh giá hành vi của người bệnh, những bệnh

               nhân đến gặp các nhà trị liệu thường mô tả họ và những rối nhiễu tâm lý của

               họ dưới dạng nét tính cách. Chẳng hạn, “trước đây tôi là ngươi vui tính, thích

               giao tiếp… nhưng gần đây tôi cảm thấy mệt mỏi, buồn chán, hay lo lắng mất

               khả năng tập trung…”. Vì vậy nhiệm vụ của nhà trị liệu là phải chuyển những
               nét tính cách này thành hành vi. Điều này liên quan đến việc nhận dạng

               những hành vi cụ thể nào đó minh hoạ rõ nhất cho thuộc tính vừa kể ra.


                       Hành   vi   có   hai   phạm   trù:   Hành   vi   biểu   hiện   ra   bên   ngoài   (overt

               behavior) và hành vi diễn ra bên trong (convert behavior). Hành vi bộc lộ ra
   57   58   59   60   61   62   63   64   65   66   67