Page 69 - Tâm lý trị liệu
P. 69

PHẦN V. TRẮC NGHIỆM

                       Trong chẩn đoán lâm sàng và trị liệu tâm lý có hai khuynh hướng tiếp

               cận rối nhiễu: đánh giá rối nhiễu, kết quả trị liệu không sử dụng công cụ (tay

               trần) và có sử dụng công cụ (dùng trắc nghiệm đánh giá). Tuy nhiên ngày

               càng có nhiều nhà tâm lý học lâm sàng đi theo khuynh hướng có sử dụng
               công cụ trong những nghiên cứu đánh giá, chẩn đoán và điều trị lâm sàng.


                       Tuy nhiên công việc chẩn đoán lâm sàng tâm lý đòi hỏi phải có những

               công cụ đáng tin cậy có độ hiệu lực cao. Việc sử dụng những bộ trắc nghiệm

               dịch từ nước ngoài, không qua quá trình thích nghi hoá – chuẩn hoá lại trên
               mẫu đại diện của Việt Nam (Vietnalnese Norms) nhằm xác định lại độ tin cậy,

               độ hiệu lực, những lỗi của trắc nghiệm… là điều rất nguy hiểm (bởi vì tất cả

               những trắc nghiệm bằng lời đều có bản chất văn hoá, sẽ không thích hợp nếu

               dùng cho đối tượng ở các nền văn hoá khác mà không qua thích nghi và

               chuẩn hoá lại). Công việc thích nghi hoá trắc nghiệm không phải chỉ là dịch

               nghĩa, dịch bản hướng dẫn sử dụng (mallual), mà cái chính là phải biết được
               xuất xứ, các tiêu chuẩn thiết kế, mục tiêu đo đạc, các thông số kỹ thuật, các

               mẫu dùng để chuẩn hoá… Tức là phải hiểu “nguồn gốc” trắc nghiệm này xuất

               phát từ đâu, được thiết kế để đo cái gì, dựa trên mô hình lý thuyết nào, gồm

               những miền đo nào, dựa trên những nguyên tắc hay phương pháp nào để

               thiết kế và xây dựng cácitem… đã áp dụng kỹ thuật chọn mẫu nào, sử dụng
               những nhóm mẫu nào để chuẩn hoá, sử dụng những kỹ thuật nào để phân

               tích…từ đó tìm cách chuyển ngữ tương đương, xác định lại các thông sô kỹ

               thuật…; đưa ra những cảnh báo thận trọng khi chẩn đoán. Do vậy công việc

               thích nghi hay chuẩn hoá trắc nghiệm nhất thiết phải do các nhà tâm lý

               chuyên sâu hoặc các chuyên gia có trình độ chuyên môn cao, am hiểu về lý
               thuyết cũng như kỹ thuật thiết kế xây dựng trắc nghiệm đảm nhiệm.


                       Tuân thủ chặt chẽ các nguyên tắc thích nghi và chuẩn hoá trắc nghiệm,

               chúng tôi đã thích nghi một số trắc nghiệm dưới đây. Những trắc nghiệm này

               là những công cụ quan trọng được ưa dùng trong chuẩn đoán trị liệu lâm
   64   65   66   67   68   69   70   71   72   73   74