Page 53 - Tâm lý trị liệu
P. 53

giúp thân chủ thấu hiểu vấn đề của họ. Giác ngộ được xem là chìa khoá để

               thay đổi. Tuy nhiên, sau chiến tranh thế giới thứ II, ở Mỹ người ta bắt đầu nghi

               ngờ về tính hiệu quả của trị liệu phân tâm, người ta bắt đầu cảm thấy hướng

               điều trị này không thích hợp cho các thương phế binh bị chứng rối nhiễu tâm
               thần sau chiến tranh. Lý do để phê phán là độ dài của quá trình trị liệu từ vài

               năm đến cả chục năm và tính hiệu quả thấp, không rõ rệt trong việc loại bỏ

               triệu chứng và ngăn chặn tái phát.


                       H. Eysenck (1952) đã tiến hành một công trình nghiên cứu nhằm điều
               tra tính hiệu quả của trị liệu theo phương pháp phân tâm. Ông đã tiến hành

               nghiên cứu các hồ sơ bệnh án ở bệnh viện và công ty bảo hiểm. Dựa trên kết

               quả điều tra của Eysenck đã kết luận rằng những người được điều trị bằng

               phương pháp phân tâm không có hiệu quả rõ rệt so với những người không

               được điều trị bằng phương pháp này. Sau này các nhà nghiên cứu khác xem
               xét lại thấy rằng nhận định này là thái quá, tuy nhiên nó có giá trị kích thích

               các nhà trị liệu tìm kiếm một hướng trị liệu mới có hiệu quả hơn.


                       Sự ra đời của trị liệu hành vi hiện đại

                       Vào những năm 50 của thế kỷ XX, trị liệu hành vi cùng lúc được phát

               triển ở Mỹ, Nam Phi, Canađa và Anh. Cùng thời gian Paplov tìm ra lý thuyết

               điều kiện hoá cổ điển thì một nhà tâm lý học Mỹ là E. Thorndike ở Trường Đại

               học Columbia nghiên cứu và tìm ra lý thuyết Điều kiện hoá thao tác. Điều kiện

               hoá thao tác liên quan đến sự tăng hoặc giảm hành vi nào đó bằng cách thay
               đổi một cách có hệ thống hậu quả của hành vi đó.


                       B.F. Skinner là nhà tâm lý học Mỹ ở đại học Harvard, nghiên cứu điều

               kiện hoá thao tác trên chim bồ câu và chuột (ông là nhà tâm lý học hành vi

               theo trường phái cổ điển của Watson và Thorndike). Ông đã suy nghĩ đến
               việc sử dụng các nguyên tắc học theo kiểu điều kiện hoá thao tác này để điều

               trị rối nhiễu tâm trí ở con người. Tuy nhiên phải đến học trò của ông là O.

               Lindsley đã tiến hành một loạt các nghiên cứu để xác định tính khả thi của

               việc sử dụng lý thuyết điều kiện hoá thao tác vào điều trị các bệnh nhân tâm
   48   49   50   51   52   53   54   55   56   57   58