Page 56 - Tâm lý trị liệu
P. 56

Về mặt lý thuyết, việc thừa nhận nhận thức có một vai trò chính thống

               trong trị liệu hành vi là “bác bỏ” chủ nghĩa hành vi cổ điển của Watson. Bởi vì

               nhận thức là những khái niệm tinh thần không trực tiếp quan sát được). Sở dĩ

               chủ nghĩa hành vi cổ điển đã được các nhà trị liệu chấp nhận vì nó chống lại
               quan điểm của phân tâm, nhấn mạnh vào vô thức cái không thể trực tiếp

               quan sát được. Tuy nhiên cho đến lúc này, hầu hết các nhà trị liệu hành vi tin

               rằng nếu chỉ xem xét những hành vi biểu hiện ra bên ngoài, bỏ qua những gì

               diễn ra ở bên trong là một cách tiếp cận quá hạn hẹp, khiếm khuyết. Họ thừa

               nhận rằng con người nghĩ, hy vọng, dự định, tưởng tượng… tất cả các quá
               trình nhận thức này rõ ràng có ảnh hưởng đến hành động.


                       Dựa trên những công trình nghiên cứu độc lập, A. Beck (Đại học

               Pensylvania)   đã   phát   triển   phương   pháp   trị   liệu   Nhận   thức   (Cognitive

               therapy), còn A. Ellis (Đại học New york) đã phát triển phương pháp trị liệu
               Xúc cảm hợp lý (Rational emotional therapy). Cả hai liệu pháp nhận thức

               hành vi này đều nhằm biến đổi những niềm tin và ý nghĩa không hợp lý của

               những người đang chịu các chứng bệnh tâm thần, chẳng hạn như trầm

               nhược, lo âu, ám sợ…, và chúng được xem là liệu pháp cơ bản của trị liệu

               hành vi hiện đại.

                       Cùng thời gian này, Meichenbaum ở Đại học Waterloo (Canada) đã

               phát triển những chương trình trị liệu nhận thức hành vi tích hợp trong một

               chương trình điều trị trọn gói như “tự hướng dẫn” (Self instructional training)

               và  “huấn  luyện  phòng  ngừa  stress”  (Stress innoculation training). Những
               chương trình trị liệu tâm lý trọn gói này có khả năng điều trị một loạt các

               chứng rối nhiễu tâm lý, chẳng hạn như gây gổ, xung tính, lo âu, ám ảnh… và

               cả   những   rối   loạn   tâm   trí   nặng   như   tâm   thần   phân   liệt,   hoang   tưởng.

               Meichenbaum cũng là một trong những người đầu tiên áp dụng liệu pháp

               nhận thức– hành vi điều trị các chứng tâm bệnh lý cho trẻ em.

                       Cũng vào những năm 60, trị liệu hành vi được giới chuyên môn thừa

               nhận và dần dần nổi lên như là một khuynh hướng được ưu tiên chọn lựa khi

               điều trị một số chứng rối nhiễu tâm lý hay rối loạn tâm thần.
   51   52   53   54   55   56   57   58   59   60   61