Page 39 - Tâm lý trị liệu
P. 39

là bảo vệ giấc ngủ và dùng làm nguồn thoả mãn mong muốn. Giấc mơ bảo vệ

               giấc ngủ bằng cách làm giảm nhẹ căng thẳng trí óc do những tác động lúc

               ban ngày gây ra và giải toả stress bằng cách cho phép người nằm mơ hành

               động theo những ham muốn vô thức.

                       Theo các nhà trị liệu phân tâm, giấc mơ là nguồn gốc quan trọng chứa

               đựng thông tin về những động cơ vô thức của bệnh nhân. Khi con người ngủ,

               các siêu thức (Supperego) có vẻ yếu đi trong việc kiểm duyệt những xung đột

               không thể chấp nhận được có nguồn gốc trong vô thức. Vì vậy những động
               cơ không thể bộc lộ được trong khi thức lại có thể biểu hiện trong giấc mơ.

               Các nhà trị liệu có thể sử dụng phương pháp phân tích giấc mơ để hiểu và xử

               lý những vấn đề của người bệnh. Cũng theo các nhà phân tâm học, một vài

               động cơ không thể chấp nhận được bởi chính ý thức, chúng không thể được

               bộc lộ một cách công khai, thậm chí cả trong giấc mơ, do vậy theo cơ chế tự
               vệ, nhiều mong muốn, xung đột phải thể hiện dưới hình thức trá hình “hoặc

               “tượng trưng”.


                       Theo quan điểm phân tâm, các giấc mơ có hai hình thức về nội dung:

               nội dung bộc lộ rõ rệt (có thể chiêm nghiệm được) và nội dung tiềm ẩn (mang
               tính che dấu). Nội dung rõ rệt là điều mà ta nhớ lại khi thức, nội dung tiềm ẩn

               bao gồm những động cơ hiện tại đang tìm kiếm sự bộc lộ nhưng chúng làm ta

               quá đau khổ hoặc không thể chấp nhận được, hoặc ta không muốn thừa nhận

               chúng. Nhà trị liệu cố gắng làm bộc lộ những động cơ bị che dấu này bằng

               cách sử dụng kỹ thuật giải mộng, kỹ thuật trị liệu này xem xét đánh giá nội
               dung của giấc mơ của một người nhằm phát hiện những động cơ vô thức,

               tượng trưng hay trá hình và ý nghĩ của những mong muốn và những trải

               nghiệm quan trọng trong cuộc sống.


                       d.   Chuyển   dịch   và   chuyển   dịch   ngược  (Transference   &
               Countertransference)


                       Trong quá trình điều trị theo phương pháp phân tâm, bệnh nhân luôn

               luôn xuất hiện những phản ứng xúc cảm đối với nhà trị liệu. Nhà trị liệu

               thường được đồng nhất với người nào đó là trung tâm của những xung đột
   34   35   36   37   38   39   40   41   42   43   44