Page 38 - Tâm lý trị liệu
P. 38
Bệnh nhân được khuyến khích biểu lộ những cảm giác mạnh (thông
thường hướng tới những người có quyền lực) bị dồn nén vì sợ bị phạt hoặc
sợ bị trả thù. Bất cứ một sự bộc lộ hay giải thoát xúc cảm nào trong quá trình
này hay quá trình khác đều được xem như là sự xả trừ (Catharsis) hay giải
toả. Cách điều trị này khích lệ thân chủ dám đương đầu và trò chuyện cởi mở
về những cảm xúc bị dồn nén mạnh để thiết lập lại cảm xúc lành mạnh, nhờ
đó có thể khỏi bệnh.
b. Sự chống đối (Resistance)
Thỉnh thoảng trong quá trình liên tưởng tự do, bệnh nhân sẽ bộc lộ sự
chống đối. Ví dụ bệnh nhân không thể hoặc không sẵn sàng để thảo luận một
ý nghĩ, mong muốn hoặc những trải nghiệm nào đó. Sự chống đối ngăn cản
không cho những xung đột bị dồn nén trong vô thức quay trở lại ý thức. Điều
này thường liên quan đến cảm giác khoái cảm về tình đục của cá nhân hoặc
liên quan tới cảm giác thù địch phẫn uất với bố mẹ. Bệnh nhân có thể biểu thị
sự chống đối bằng nhiều cách, chẳng hạn bệnh nhân có thể đến trễ hoặc
quên buổi điều trị. Có khi điều bị dồn nén xuất hiện trong quá trình điều trị thì
bệnh nhân có thể phàn nàn rằng điều này không quan trọng, vô lý, không
thích hợp hoặc không thoải mái để bàn luận. Nhà tâm lý cần nhạy cảm với
những vấn đề chống đối, mỗi khi bệnh nhân biểu lộ sự chống đối thì nhà trị
liệu cần tập trung chú ý đặc biệt vào những vấn đề đã kích thích sự chống
đối. Như vậy nhà trị liệu phải coi những chủ đề mà bệnh nhân không muốn
thảo luận có tầm quan trọng đặc biệt. Mục tiêu của nhà trị liệu là phá vỡ sự
chống đối và giúp bệnh nhân đối mặt với những ý nghĩ, mong muốn và kinh
nghiệm đau khổ này, phá vỡ sự chống đối là một quá trình khó khăn và lâu
dài nhưng rất quan trọng để những vướng mắc bị dồn nén được ý thức nhận
biết và tại đó những vướng mắc này có thể được giải quyết.
c. Giải mộng (Dream analysis)
Sigmund Freud chính thức biến việc phân tích giấc mơ thành một liệu
pháp quan trọng của phân tâm học khi ông cho xuất bản cuốn sách “Diễn giải
giấc mơ” (1900).. Theo cách nhìn của Freud. giấc mơ có các chức năng chính