Page 41 - Tâm lý trị liệu
P. 41

– Tiềm năng của sự phát triển thời thơ ấu.


                       – Tính năng động trong nhân cách của từng cá nhân.

                       Ngược lại, trường phái cải biên nhấn mạnh các nhân tố khác:


                       – Tầm quan trọng của môi trường xã hội hiện tại.

                       – Ảnh hưởng tiếp tục của những kinh nghiệm sống sau thời kỳ thơ ấu.


                       – Vai trò của những quan hệ xã hội và quan hệ liên cá nhân.

                       – Tầm quan trọng của ý thức tự điều chỉnh của cá nhân.


                       Để hiểu được những quan niệm mới này của phân tâm, chúng ta có thể

               xem xét hệ thống cái tôi của Sullivan (Sullivans Selt–system). Sullivan đã

               nhấn mạnh đến yếu tố xã hội của đời sống của bệnh nhân và vai trò của nó
               trong việc hình thành sự rối loạn tâm trí. Sullivan cảm thấy rằng học thuyết và

               phương pháp trị liệu của S.Freud có những thiếu hụt vì nó không thừa nhận

               tầm quan trọng của các mối quan hệ xã hội hoặc những nhu cầu của bệnh

               nhân về sự chấp nhận, kính trọng và tình yêu. Do vậy ông để tâm nghiên cứu,

               tìm cách hiểu nhân cách của người bệnh qua những mẫu ứng xử: “Cái gì
               người đó làm với người khác”. “Cái gì người đó nói với người khác” và “Cái gì

               người đó tin ở người khác”. Từ những bằng chứng thu thập được ông khẳng

               định những rối nhiễu tâm trí không chỉ liên quan đến những chấn thương nội

               tâm mà còn liên quan đến các mối liên hệ liên cá nhân bị rối nhiễu, thậm chí

               liên quan đến những áp lực mạnh mẽ của xã hội. Đứa trẻ có nhu cầu được an
               toàn và được những người khác đối xử bằng sự chăm sóc và yêu thương. Sự

               lo âu và các chứng bệnh tâm thần khác xuất hiện có thể do không có sự an

               toàn trong quan hệ với bố mẹ và những người thân khác.


                       Theo cách nhìn của Sullivan, mỗi cá nhân xây dựng hệ thống tự điều
               chỉnh để chế ngự lo âu xuống mức có thể chịu đựng được. Theo ông, mỗi cá

               nhân có thể vượt qua những vấn đề (rối nhiễu) của họ khi hiểu biết những

               quan hệ liên cá nhân của họ theo những cách thức phù hợp với cách nhìn

               của người liên đới.
   36   37   38   39   40   41   42   43   44   45   46