Page 36 - Tâm lý trị liệu
P. 36
1. Liệu pháp phân tâm là gì?
Liệu pháp phân tâm (Psychoanalytic therapy) bắt nguồn từ lý thuyết
phân tâm do nhà tâm thần học người áo Sigmund Freud đề xuất cuối thế kỷ
XIX. Đó là phương pháp điều trị bằng đàm thoại–trò chuyện, đi sâu vào các
mối quan hệ nhằm khám phá động cơ và những xung đột vô thức trong các
chủ thể bị nhiễu tâm, lo âu do dồn nén.
Mô hình phân tâm xem những vấn đề của người bệnh phát sinh do
những căng thẳng tâm lý giữa những ham muốn vô thức hướng tới những
hành động nào đó và những điều ép buộc của hoàn cảnh sống của cá nhân
trong quá khứ dồn nén lại. S. Freud đã nhiều lần khẳng định rằng người ta
mắc bệnh là do những xung đột giữa những yêu cầu của cuộc sống bản năng
đối sự chống cự xuất hiện bên trong con người chống lại yêu cầu đó.
Mục tiêu chủ yếu của liệu pháp phân tâm là nhằm ‘‘bộc lộ vô thức”.
Nhiệm vụ trọng tâm của nhà trị liệu là hiểu được bằng cách nào bệnh nhân đã
sử dụng quá trình dồn nén để giải quyết chế ngự xung đột. Biết lắng nghe
người bệnh để phát hiện nguyên nhân gì– dẫn đến sự mất hài hoà.
Các triệu chứng được xem là những bức thông điệp từ vô thức. nơi có
những lệch lạc. Nhiệm vụ của nhà phân tâm học là giúp bệnh nhân chuyển
những ý nghĩ bị dồn nén từ bình diện vô thức vào ý thức để đạt được sự thấu
hiểu bên trong mối liên quan giữa triệu chứng hiện tại và những xung đột bị
dồn nén trước đó. Trị liệu được diễn ra trong suốt quá trình trò chuyện bộc lộ
vô thức và bệnh nhân dần dần hồi phục khi họ được giải thoát khỏi sự dồn
nén đã được thiết lập từ tuổi ấu thơ. Vì mục tiêu trọng tâm của nhà trị liệu
phân tâm là hướng bệnh nhân tới sự hiểu rõ mối liên hệ giữa triệu chứng hiện
tại và nguồn gốc quá khứ nên liệu pháp phân tâm thường được gọi là liệu
pháp thấu hiểu hay biện pháp giác ngộ.
Mục tiêu của phân tâm học chứa đựng nhiều tham vọng nó không chỉ
nhằm loại trừ tức thời các triệu chứng tâm bệnh mà còn nhằm xây dựng lại
toàn bộ nhân cách. Trường phái phân tâm cổ điển cố gắng giúp người bệnh
tái thiết lập ký ức bị dồn nén lâu ngày, từ từ trải nghiệm lại những cảm giác