Page 196 - Tâm lý trị liệu
P. 196
đã đi thăm khám và chữa trị ở một số nơi. Kể cả luyện tập theo phương pháp
nhân điện. chứng bệnh vẫn ngày càng trầm trọng.
Nguyên nhân bệnh:
Những biểu hiện trên đây là triệu chứngg của bệnh suy nhược thần
kinh do ảnh hưởng trường diễn của stress. Bắt đầu là những cuộc chạy đua
đầy căng thẳng của kỳ thi hết cấp. kỳ thi vào đại học. Sau đó là một lối sống
phá hủy sức khỏe ở ký túc xá sinh viên (ăn ngủ không có giờ giấc, rồi những
stress trong quá trình học tập ở đại học) những stress này tích tụ gây ảnh
hưởng trước hết là giấc ngủ, sau đó là những cơn đau đầu không dứt. Bệnh
nhân này bắt đầu lo lắng và để ý đến các trạng thái bất ổn của cơ thể nhưng
càng để ý, càng lo lắng thì chứng bệnh suy nhược này càng phát triển vì cơ
chế tự ám thị (liê tưởng tới một căn bệnh trầm trọng-bệnh tưởng). Vì chính
bệnh nhân không có biện pháp hữu hiệu để làm giảm tress.
Chẩn đoán và điều trị:
Kết quả là test kiểm tra trí nhớ, sử bộ test WMS-R (Wechsler Memory
Scale- Revised). Đã khẳng định rằng T có trí nhớ ở mức trung bình- trung
bình khá. Điều này có vẻ trái với ý nghĩ của T cho rằng “trí nhớ giảm sút”.
“không thể nhớ được một điều gì đó” (thật ra là những cảm xúc căng thẳng
không kiểm soát được đã ngăn cẳn sự tập trung chú ý để ghi nhớ). Quan sát
những biểu hiện căng thẳng trên nét mặt khi hỏi chuyện, vã mồ hôi khi làm
test và thái độ luôn rốt ruột hỏi kết quả trắc nghiệm, chứng tỏ t có một nhân
cách rất nhạy cảm, dễ bị stress. Trạng thái lo lắng thái quá đối với một sự việc
không thật sự quan trọng và những ý nghĩ không hợp lý hay xuất hiện ám ảnh
trong đầu là cơ sở đúng để áp dụng những chiến lược ứng phó dưới đây.
Chương trình trị liệu tâm lý này kéo dài trong 3 tháng,mỗi tuần 1 buổi.
1– Dừng lại không suy nghĩ miên man (stop thinking): Bất kì khi nào
có một ý nghĩ không mời mà đến thì bệnh nhân lập tức nói thầm “hãy dừng
lại”. Sau đó chuyển sang một ý nghĩ vui hơn (chẳng hạn nghĩ về một. bài kiểm
tra đạt điểm tốt, một bộ phim hay tiếp tục tối nay…). Liệu pháp này được lặp