Page 191 - Tâm lý trị liệu
P. 191
thường. bác sỹ kết luận: “Cháu bé có dấu hiệu động kinh”. Và chỉ định dùng
thuốc (depakine liều nhẹ), nhưng uống vào triệu chứng lại có vẻ tăng lên, vì
vậy gia đình tự động dừng thuốc.
Tìm hiểu nguyên nhân:
Chị N.T.L – 24 tuổi là giáo viên ở một trường đại học, sinh cháu L là
con đầu, chưa có kinh nghiệm nuôi con nhỏ. Trẻ sinh bình thường, ăn khoẻ,
mau lớn. hiếu động, biết đi sớm. Trước 15 tháng tuổi, cảm giác trẻ phát triển
bình thường(nghịch ngợm, tuy nhiên từ tháng 17 trở đi, trẻ hay quấy, hay cáu.
hét, không chịu chơi một mình, ngủ không ngon giấc, hay giật mình, cảm giác
trằn trọc khó ngủ. Mẹ rất buồn phiền lo lắng. Sau khi được bác sỹ “chuẩn
đoán bị động kinh”, mẹ bị cơn sốc quá hoang mang (có ý oán trách bác sỹ
không giữ kín chuyện này) và luôn luôn lo lắng cho tương lai sau này của trẻ.
Gia đình đã đi tham khảo các chuyên gia thần kinh, nhưng các ý kiến
không thống nhất, càng bán tín bán nghi.
Chẩn đoán và tư vấn trị liệu:
Chúng tôi đến tận nhà, quan sát trẻ chơi trong các tình huống khác
nhau, không phát hiện thấy có gì đặc biệt ngoài việc trẻ hay hờn cáu, ném đồ
vật hoặc hét to. Có thể trẻ đang ở giai đoạn học nói. hoạt động với đồ vật. khi
không thoả mãn. trẻ bực tức thể hiệu ra tiếng hét. Người mẹ trẻ do chưa có
kinh nghiệm chăm sóc những trẻ “hiếu động” nên có thể phiên dịch “tiếng hét
to” như là điều bất thường.
Qua trò chuyện, chúng tôi nhận thấy người mẹ trẻ có nhiều tâm tư. hay
lo nghĩ, lại ít hiểu biết về sự phát triển sinh – tâm lý trẻ (thường cho trẻ ăn chế
độ giàu đạm động vật, ăn no về đêm – điều này có thể làm trẻ khó ngủ).
Trước đó, trẻ có trận ốm (sốt cảm), trẻ quấy, mẹ quá lo lắng hốt hoảng hay để
ý đến mọi thay đổi của trẻ. Sau khi trẻ khỏi, mẹ luôn bị ám ảnh trẻ không bình
thường trở lại như trước đây. Việc không cảm nhận được tình cảm âu yếm,
vui cười, đùa nghịch của người mẹ (giống như trước đó) rất có thể dẫn đến
những phản ứng “bất thường” của trẻ như cáu giận, ném đồ vật, đánh lại mẹ